Thông tin này vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết tại phiên chất vấn sáng nay (6/6).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ
Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Văn Thân cho hay, các trường đã mở ở nước ngoài hiện nay có mức học phí rất cao, một năm lên đến 400 – 500 triệu đồng. Chính vì vậy, thay vì cho học ở Việt Nam, hiện nay, các bậc phụ huynh đã gửi cho em ra nước ngoài học rất nhiều. “Bộ trưởng suy nghĩ gì về điều này, giải pháp của Bộ như thế nào để các nhà đầu tư là doanh nghiệp tham gia vào giáo dục?” – đại biểu Thân chất vấn.
Có thể bạn quan tâm
14:00, 05/06/2018
13:39, 30/05/2018
11:52, 29/05/2018
10:20, 29/05/2018
11:00, 25/05/2018
06:00, 25/05/2018
Trả lời câu hỏi này Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc đưa con em ra nước ngoài học tập không chỉ vì nhiều gia đình có kinh tế khá giả mà nó còn liên quan đến văn hóa của người Việt. Trong xu thế chung của thế giới, người dân nước đang phát triển thường gửi con em mình đến các nước phát triển để nhận được điều kiện tốt hơn.
Chúng ta hiện nay có chính sách tốt bởi Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, dành 20% ngân sách để đầu tư, cùng với đó còn có sự tham gia đóng góp của xã hội, doanh nghiệp rất lớn. Kinh nghiệm phát triển giáo dục của Hàn Quốc, Trung Quốc,... cũng có sự tham gia của các thành phần kinh tế vào phát triển giáo dục.
Theo Bộ trưởng Nhạ, hàng năm số học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu ở dạng học bổng, không học bổng rất lớn với số chi vào khoảng 3-4 tỷ USD. “Đây là nguồn tiền rất lớn. Chúng tôi đã tham mưu Chính phủ đề án các nguồn lực xã hội, nguồn lực tư nhân vào giáo dục. Vấn đề là làm sao để giáo dục trong nước tốt, người dân không phải gửi con ra nước ngoài”. – Bộ trưởng Nhạ
Cũng theo Bộ trưởng Nhạ, hiện ngân sách Nhà nước đang tập trung cho giáo dục phổ cập, vùng khó khăn. Còn giáo dục chất lượng cao thì Nhà nước vẫn có trách nhiệm, nhưng rất trông đợi vào đầu tư của tư nhân với chương trình học tiên tiến, kiểm định chất lượng dạy, học ngay từ đầu.
Giải pháp này, theo ông Nhạ sẽ tăng đóng góp của khu vực tư nhân trong giáo dục chất lượng cao, giảm áp lực cho Nhà nước.
“Chính phủ đã có chính sách huy động các nguồn lực, đến nay, các tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư ttong giáo dục. Đối với xã hội hóa giáo dục, chúng tôi yêu cầu hàng đầu là chất lượng, chương trình tiên tiến, chuẩn quốc tế. Tới đây trong sửa Luật Giáo dục đại học chúng tôi rất ưu tiên vấn đề huy động các nguồn lực làm giáo dục”. – Bộ trưởng thông tin thêm.