3 lý do khiến núi Bà Đen thành thánh địa hành hương dịp cuối năm

THANH HUYỀN 13/12/2023 16:33

Núi Bà Đen còn là điểm hành hương nổi tiếng trong những tháng cuối năm khi gắn liền với các biểu tượng tâm linh trong tâm thức người Nam bộ.

>>Ưu đãi 45% giá vé cáp treo lên núi Bà Đen đến hết tháng 12/2023

Đỉnh núi Bà Đen bồng bềnh trong mây. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Đỉnh núi Bà Đen bồng bềnh trong mây. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Đi chùa Bà lễ tạ cuối năm

Đầu năm, hàng vạn người dân từ Tây Ninh và các tỉnh thành đổ về núi Bà Đen – ngọn núi cao nhất Nam bộ - để cầu bình an, sức khoẻ và tài lộc. Cuối năm, từ tháng 12, núi Bà Đen lại tấp nập du khách thập phương đến hệ thống các chùa núi Bà để tỏ lòng tôn kính và tri ân đến Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát.

Chị Phạm Ngọc Anh (TP.HCM) cho biết: “Chùa Bà thiêng lắm. Năm nào tôi cũng đến đây hành hương ít nhất hai lần, đầu năm đi xin lộc và cuối năm đi trả lễ. Nhất là gần đến những ngày cuối năm, dù có bận đến mấy tôi cũng phải thu xếp thời gian đến núi để bái Bà, tạ ơn Linh Sơn Thánh Mẫu đã ban cho một năm hanh thông, an lạc”.

Chùa Bà có tuổi đời 300 năm gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Chùa Bà có tuổi đời 300 năm gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát không chỉ là “nữ thần chủ” của ngọn núi thiêng, mà còn là biểu tượng thiêng liêng cao nhất trong đời sống tâm linh của người dân Nam bộ. Linh Sơn Thánh Mẫu được thờ tại toàn bộ hệ thống 6 ngôi chùa và rất nhiều miếu, động tại núi Bà Đen, trong đó có Linh Sơn Tiên Thạch Tự và Điện Bà với tuổi đời 300 năm là nơi thờ chính.

Trong đời sống văn hoá tâm linh Nam bộ, huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu đã được truyền qua nhiều thế hệ trong hình ảnh Bồ Tát từ bi và linh ứng. Riêng tại Tây Ninh, Linh Sơn Thánh Mẫu được thờ ở nhiều nơi, nhiều chùa, nhưng núi Bà Đen là nơi thờ chính gắn liền với huyền thoại về Bà Đen ba lần hiển linh báo mộng, đưa ngọn núi cao nhất Nam bộ này trở thành thánh địa hành hương được người dân cả nước biết đến.

Đến núi Bà Đen để “thức tỉnh”

Với nhiều Phật tử và du khách, núi Bà Đen còn là điểm đến để cân bằng thân – tâm – trí và thức tỉnh bốn đức tính tiềm tàng bên trong mỗi con người: Từ, Bi, Hỉ Xả. Điều này được lý giải bởi đỉnh núi là nơi ngự toạ của hai Đại tượng Phật: Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn – biểu tượng của lòng Từ Bi, và Tượng Phật Di Lặc – đại diện cho Hỉ, Xả.

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Ở độ cao 986m, Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất Châu Á nằm trên đỉnh núi là hiện thân của Bồ Tát với tấm lòng từ bi phổ độ chúng sinh. Dưới chân Tượng Phật Bà thoải dần xuống dưới là 5 đĩa nước khổng lồ trong hình ảnh cách điệu của 5 cánh hoa sen, qua quảng trường rộng lớn là nơi ngự toạ của Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới sẽ được an vị vào tháng 1/2024.

Cao 36 mét và được ghép từ 6.688 viên đá sa thạch, tượng Phật Di Lặc khổng lồ ở tư thế ngồi, với khuôn mặt hiền từ, nụ cười hoan hỉ, hình tướng mập mạp, cổ đeo tràng hạt. Từ trên cao, Phật Di Lặc nở nụ cười hỉ hả như ban phước lành, nỗi hân hoan và niềm hạnh phúc tới chúng sinh.

Đến núi Bà Đen chiêm bái hai đại tượng Phật đại diện cho “tứ vô lượng tâm” (Từ Bi Hỉ Xả), vì thế với nhiều Phật tử và du khách, chính là hành trình kiếm tìm hỷ lạc và chạm tới hạnh phúc đích thực.

Đảnh lễ trước xá lợi Phật Thích Ca

Ngọc xá lợi Phật được tôn quý như một báu vật của Phật pháp. Với nhiều Phật tử, được chiêm bái ngọc xá lợi của đức Phật Thích Ca là một phép nhiệm màu.

Đại đức Thích Đồng Ngộ (trụ trì chùa Thiên Hưng – Bình Định), người đã cung rước Ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam, nói: “Trong kinh Pháp hoa dạy: chỉ cần vẽ trên đất Tượng Phật và thành tâm thì đã là công đức vô lượng. Vì thế nếu được gặp gỡ, nhìn thấy di cốt Đức thế tôn, được chiêm bái và cúng dường xá lợi đức Phật, nhân dân sẽ cảm nhận rõ niềm hạnh phúc vi diệu của nó. Ví như người đau khổ về bệnh tật, con cái khi hồi hướng công đức nhìn về xá lợi sẽ tiêu tan buồn khổ. Đó là sự vi diệu của xá lợi đối với từng người”.

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại núi Bà Đen. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại núi Bà Đen. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Đó là lý do vì sao rất nhiều Phật tử và du khách tìm đến núi Bà Đen, đặc biệt vào các dịp cuối năm để tìm kiếm sự an yên, bởi đây là nơi hiếm hoi tại Việt Nam lưu giữ xá lợi Đức Phật. Tại khu vực đỉnh núi, ngọc xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được an tọa trang trọng trong bảo tháp lưu ly hai tầng, giữa không gian xá lợi tôn nghiêm tại trung tâm triển lãm Phật giáo dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn.

Được giữ gìn tôn nghiêm, thành kính trên đỉnh núi thiêng huyền thoại, Ngọc xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được tin là sẽ gieo thêm những mối duyên lành, mang đến cơ duyên để Phật tử và du khách thập phương tìm kiếm sự an yên, hồng ân và niềm hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

  • Ưu đãi 45% giá vé cáp treo lên núi Bà Đen đến hết tháng 12/2023

    Ưu đãi 45% giá vé cáp treo lên núi Bà Đen đến hết tháng 12/2023

    10:14, 29/11/2023

  • Những khoảnh khắc chỉ “một lần nhớ mãi” trên đỉnh núi Bà Đen

    Những khoảnh khắc chỉ “một lần nhớ mãi” trên đỉnh núi Bà Đen

    15:36, 08/11/2023

  • Lên núi Bà Đen dâng đăng dịp Lễ Vía Quán Thế Âm xuất gia

    Lên núi Bà Đen dâng đăng dịp Lễ Vía Quán Thế Âm xuất gia

    11:14, 31/10/2023

  • Núi Bà Đen Tây Ninh đẹp huyền hoặc trước Lễ Vía Quán Thế Âm xuất gia

    Núi Bà Đen Tây Ninh đẹp huyền hoặc trước Lễ Vía Quán Thế Âm xuất gia

    16:00, 25/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
3 lý do khiến núi Bà Đen thành thánh địa hành hương dịp cuối năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO