Cần làm rõ quy định sở hữu toàn dân về đất đai

Diendandoanhnghiep.vn Dự thảo Luật có đề cập đến sở hữu toàn dân về đất đai tại Điều 1, Điều 2 và Điều 5, tuy nhiên chưa có quy định cụ thể về nội dung này.

>>Sửa đổi Luật Đất đai: Quy hoạch tổng thể dẫn dắt quy hoạch sử dụng đất

Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn). Ảnh: QH

Mục 1 và Mục 2 Chương 2 Dự thảo Luật quy định về quyền, trách nhiệm của Nhà nước với 2 chức năng là chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng thống nhất quản lý về đất đai. Dự thảo Luật có đề cập đến sở hữu toàn dân về đất đai tại Điều 1, Điều 2 và Điều 5, tuy nhiên chưa có quy định cụ thể về nội dung này.

Về sở hữu toàn dân về đất đai

Vì vậy, đề nghị nghiên cứu bổ sung trong Dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quy định của Hiến pháp và thống nhất với chế độ sở hữu toàn dân quy định của Bộ luật Dân sự. Theo đó, đề nghị làm rõ 2 mối quan hệ:

Thứ nhất, mối quan hệ giữa chủ sở hữu là Nhân dân với đối tượng sở hữu là đất đai. Nhân dân - với vai trò là chủ sở hữu có quyền gì với đất đai? Làm sao để bảo đảm các quyền của chủ sở hữu, nhất là quyền định đoạt và quyền hưởng lợi của Nhân dân đối với đất đai? Có cần thiết phải quy định trường hợp trưng cầu ý dân theo Điều 6 của Luật Trưng cầu ý dân để quyết định vấn đề quan trọng liên quan đến đai hay không?

Thứ hai, làm rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu toàn dân là Nhân dân với người đại diện của mình là Nhà nước thế nào? Toàn dân có quyền, nghĩa vụ gì đối với Nhà nước và ngược lại Nhà nước có quyền, nghĩa vụ gì đối với toàn dân về đất đai?

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật mới quy định về 2 vai trò của Nhà nước là đại diện Chủ sở hữu và Thống nhất quản lý mà chưa đề cập đến vai trò thứ 3 của Nhà nước đó là vai trò là người sử dụng đất. Do đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung trong Dự thảo.

>>Luật Đất đai (sửa đổi) cần có thêm một điều về thuế

>>Chuẩn hóa từ ngữ trong Luật Đất đai sửa đổi

Về thu hồi đất

Theo quy định của Hiến pháp, để thu hồi đất thì các dự án phát triển kinh tế - xã hội phải đáp ứng 3 điều kiện: trường hợp thật cần thiết; phải do luật định và vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tuy nhiên, Dự thảo Luật chưa thể chế hóa được quy định của Hiến pháp là mục đích vì lợi ích quốc gia, công cộng ở đây là trực tiếp hay gián tiếp.

Tôi cho rằng Nhà nước chỉ thu hồi đất đối với những Dự án trực tiếp phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng không áp dụng cho trường hợp gián tiếp. Theo đó, đề nghị bổ sung quy định làm rõ yếu tố "trực tiếp" trong Dự thảo Luật, quy định cụ thể tiêu chí về tính chất, quy mô, giá trị mang lại về nhiều mặt cũng như danh mục từng loại dự án để đáp ứng yêu cầu trực tiếp phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Các quy định này sẽ là cơ sở pháp lý để xác định có thu hồi đất đối với những trường hợp được nhiều ĐBQH tranh luận, như Dự án đô thị; Dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở và Dự án lấn biển.

Việc thu hồi đất không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người sử dụng đất, mà hơn nữa, do đất đai là tài nguyên hữu hạn, Nhà nước cần có chính sách sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Có thể trong giai đoạn hiện nay, thậm trí ở thế hệ này chúng ta chưa có điều kiện để khai thác tốt nhất thì chúng ta tiếp tục quản lý, gìn giữ và bảo vệ để các thế hệ mai sau sử dụng hiệu quả hơn, bền vững hơn nguồn lực đặc biệt quý báu này.

Về Đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta có đời sống gắn liền với sản xuất nông lâm nghiệp. Đất đai là sinh kế chính, quan trọng nhất, chi phối mạnh nhất tới cuộc sống của đồng bàoĐ. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai (tr27) nêu: Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn.

thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).p/Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: QH

Tuy nhiên, Báo cáo chưa có số liệu cụ thể và chưa đánh giá việc thực thi các quy định hiện hành về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số ra sao để làm căn cứ thực tiễn cho việc sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật.

Ở phạm vi toàn cầu, Quyền của người dân tộc thiểu số hay người bản địa về đất đai được quy định trong nhiều văn bản, trong đó có Tuyên bố ngày 18/12/1992 của Liên Hiệp quốc về quyền của người thuộc các nhóm thiểu số, Tuyên ngôn ngày 13/9/2007 của Liên hiệp quốc về quyền của các dân tộc bản địa và Công ước số 169 của Tổ chức lao động quốc tế ILO.

Các văn bản này yêu cầu phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống khi đưa ra các quy định về đất đai đối với đồng bào vì đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về tâm linh đối với đồng bào.

Ở nước ta, Khoản 4 Điều 5 Hiến pháp quy định: Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Mặc dù vậy, đến nay số hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất còn nhiều.

Theo số liệu của Chính phủ hơn 696.000 hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở và đất sản xuất chiếm hơn 20% tổng số hộ gia đình dân tộc thiểu số. Trong đó, có 24,500 hộ chưa đất ở, 210,000 hộ chưa có đất sản xuất, 462,000 hộ thiếu đất sản xuất.

Trong 245 điều của Dự thảo Luật, có 6 điều quy định trực tiếp đến đồng bào dân tộc thiểu số (điều 24, 48, 60, 162, 184 và 185). Bên cạnh một số điểm mới như quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 24 và khoản 3 Điều 60 thì các quy định khác cơ bản nêu lại Luật Đất đai 2013 hiện hành. Chưa có những quy định riêng mang tính đột phá để giải quyết dứt điểm những hạn chế, khó khăn về đất đai cho đồng bào.

Nghị quyết số 18 của TƯ yêu cầu tập trung nguồn lực đầu tư, chỉ đạo quyết liệt và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Vì vậy, để bảo đảm quyền tiếp cận đất đai của đồng bào, đề nghị Quốc hội xem xét quy định một chế định riêng (có thể là một mục riêng) trong Dự thảo Luật về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Chế định này sẽ bao gồm các nội dung về:

Quy định Trách nhiệm bảo đảm đất đai cho cho đồng bào. Việc tạo quỹ đất để hỗ trợ đất cho đồng bào. Ấn định cụ thể lộ trình giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào. Không giao cho UBND cấp tỉnh mà phải giao Chính phủ thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 24 để bảo đảm thống nhất.

Quy định Điều kiện giao đất, trong đó có chính sách khuyến khích để cộng đồng dân tộc thiểu số nhận đất có rừng nghèo, rừng ở nơi xa, khó quản lý bảo vệ. Theo Hội chủ rừng Việt Nam hiện còn 3,3 triệu ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, đất chưa có rừng nhưng chưa giao (không có chủ) hiện tạm để UBND xã quản lý.

Đối với loại đất này, nơi nào bà con đang ở ổn định, đã hình thành cộng đồng thì giao ngay cho cộng đồng. Nơi nào còn đang có tranh chấp thì xây dựng cơ chế đồng quản lý, đồng sử dụng - theo đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm với tổ chức cộng đồng tham gia quản lý trong bảo vệ nguồn lực đất đai, nguồn lợi từ rừng - giống cơ chế trong Luật Thủy sản.

Quy định Cơ chế tài chính, trong đó có các quy định về miễn, giảm, dãn nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai cho đồng bào.

Quy định Quyền và nghĩa vụ của đồng bào trong sử dụng đất, quy định về nghĩa vụ sử dụng đất lâu dài, điều kiện chuyển nhượng đất sau thời gian nhất định. Khoản 3 Điều 60 Dự thảo Luật quy định Tổ chức, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Đây là quy định mới, chặt chẽ hơn vì Khoản 3 Điều 192 Luật hiện hành cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất.

Tuy nhiên, trong Báo cáo tổng kết chưa nêu rõ kết quả thi hành quy định nêu trên, chưa lý giải tại sao lại bỏ thời hạn 10 năm. Do đó, Tôi đề nghị đánh giá kỹ tác động và xem xét sửa đổi theo hướng trong những trường hợp nhất định, cho phép đồng bào được chuyển nhượng như khi chuyển chỗ ở hợp pháp hay chuyển nhượng cho thành viên khác trong dòng tộc, tặng cho họ hàng, cộng đồng; quy định hợp lý thời hạn được phép chuyển nhượng, tặng cho.

Quy định Chính sách ưu đãi, khuyến khích đồng bào khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững đất đai. Cử tri đánh giá cao việc UBTVQH ban hành Kế hoạch số 329 ngày 30/9/2022 về lộ trình xem xét Dự án Luật, trong đó UBTVQH quyết định lấy ý kiến Nhân dân từ tháng 1 đến tháng 2/2023.

Do đó, đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo thực hiện, để Nhân dân - Chủ sở hữu đất đai cho ý kiến - làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần làm rõ quy định sở hữu toàn dân về đất đai tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714104936 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714104936 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10