3 yếu tố “cải tổ” Quỹ bảo lãnh tín dụng

TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP 24/10/2022 03:02

Nếu không xử lý các vấn đề tồn đọng tại các quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD), thì quỹ vẫn loanh quanh những nan đề “con gà quả trứng”.

 Doanh nghiệp luôn khó tiếp cận được Quỹ bảo lãnh tín dụng do yêu cầu có tài sản đảm bảo. Ảnh: Chu Kiều

Doanh nghiệp luôn khó tiếp cận được Quỹ bảo lãnh tín dụng do yêu cầu có tài sản đảm bảo. Ảnh: Chu Kiều

>>>“Xốc” lại Quỹ bảo lãnh tín dụng


Thứ nhất, các quỹ BLTD dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện không hoạt động vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn vốn. Điều này dẫn đến các quỹ có thể thiếu động lực để phát huy vai trò bảo lãnh của mình và vì trọng trách, trách nhiệm, thậm chí gắn với yếu tố hình sự nếu để thất thoát vốn nhà nước. Do đó, có tình trang chỉ bảo lãnh khi có tài sản đảm bảo. Trong khi đó, đa phần DNNVV không có tài sản đảm bảo.

Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM khảo sát cho thấy quỹ yêu cầu có bảo lãnh có tài sản đảm bảo, như vậy đi ngược lại mong muốn của DNVVN đa phần không có tài sản đảm bảo, không vay được vốn ngân hàng mới cần đến quỹ bảo lãnh.

Vì vậy, cần mở rộng hoạt động bảo lãnh tín chấp trên cơ sở Hội đồng thẩm định-Tín dụng của quỹ được quyền cân đối sao cho bảo toàn tổng vốn được cấp, không phải trên từng khoản vay.

Thứ hai, để hoạt động bảo lãnh cho vay tín chấp giảm thiểu rủi ro, cần khuyến khích quỹ bảo hiểm tín dụng. Theo kinh nghiệm của quỹ KODIT Hàn Quốc, ngoài bảo lãnh, họ có thể triển khai bảo hiểm tín dụng, nhằm tránh những thiệt hại về tài chính cho DNNVV, tăng hiệu quả quản lý rủi ro. Đây vốn dĩ là dịch vụ, sản phẩm của các công ty bảo hiểm chuyên về bảo hiểm tín dụng thương mại nước ngoài. Các quỹ BLTD nên được liên kết với các công ty này để cung cấp dịch vụ này. Đồng thời, mở rộng thêm bảo hiểm cho bảo lãnh tín dụng để đảm bảo hoạt động cho quỹ. Sản phẩm này chưa có công ty nào cung cấp nhưng nếu thị trường có nhu cầu, hệ thống quỹ có nhu cầu, chắc chắn các nhà bảo hiểm sẽ quan tâm.

Thứ ba, cần xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp. Nếu không có cơ sở dữ liệu này, sẽ rất khó khăn cho mọi tổ chức BLTD và các cơ quan tài chính trong việc đánh giá rủi ro tín dụng một cách khách quan. Một khi nỗi e ngại về tình trạng chế độ kế toán 2 sổ sách của DNNVV vẫn còn, thì mọi nỗ lực thúc đẩy áp dụng chế độ BLTD, đặc biệt là bảo lãnh tín chấp… vẫn sẽ khó đi đến kết quả. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tái cấu trúc Quỹ Bảo lãnh tín dụng

    Tái cấu trúc Quỹ Bảo lãnh tín dụng

    04:00, 13/09/2022

  • CHIẾN LƯỢC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Kỳ 5): Cần thay đổi cơ chế Quỹ bảo lãnh tín dụng

    CHIẾN LƯỢC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Kỳ 5): Cần thay đổi cơ chế Quỹ bảo lãnh tín dụng

    12:00, 26/08/2022

  • “Lột xác” Quỹ bảo lãnh tín dụng

    “Lột xác” Quỹ bảo lãnh tín dụng

    04:30, 04/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
3 yếu tố “cải tổ” Quỹ bảo lãnh tín dụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO