Chương trình được diễn ra vào 14h00 ngày 31/08 theo hình thức trực tuyến qua nền tảng công nghệ zoom với sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, chợ đầu mối và dân sinh, người tiêu dùng...
Xác định những vấn đề và thách thức trong sản xuất thực phẩm an toàn – dinh dưỡng – bền vững từ góc độ của nhà sản xuất và người tiêu dùng;
Xác định những vấn đề trong quản lý an toàn thực phẩm và vai trò của các bên liên quan (nhà sản xuất; đơn vị đánh giá chất lượng; cơ quan quản lý nhà nước; đơn vị phân phối; người tiêu dùng); đặc biệt là vai trò của việc quản lý chất lượng TP chợ đầu mối và chợ dân sinh
Đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và quy trình quản lý an toàn thực phẩm.
Toạ đàm có sự tham gia của các nhà sản xuất, đại diện quản lý chợ đầu mối, chợ dân sinh, quản lý thị trường và các đơn vị cấp chứng nhận, đánh giá, giám sát và quản lý chất lượng nông sản; người tiêu dùng.
Toạ đàm "Xây dựng giá trị sản phẩm từ tiêu chuẩn chất lượng đến lòng tin người tiêu dùng" diễn ra vào lúc 14h00 – 16h30 ngày 31/08/2021 được trực tuyến qua nền tảng công nghệ zoom và có sự tham gia của các khách mời: Đại diện đơn vị sản xuất: các HTX, vườn trại sản xuất tư nhân, các nhóm nông dân sản xuất an toàn và hữu cơ; Bà Nguyễn Thị Minh Lý – Nguyên PGĐ Quacert; Bà Vũ Minh Ngọc – Phó Cục trưởng – Tổng Cục Quản lý thị trường; Ông Vũ Văn Trung – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và Đại diện Chợ đầu mối tại Hà Nội.
1. Những vấn đề trong hệ thống sản xuất thực phẩm hiện nay – từ góc nhìn nhà sản xuất:
- Hiện trạng và những vấn đề trong sản xuất thực phẩm
- Quản lý chất lượng sản xuất giữa các tổ nhóm là giải pháp phù hợp?
- Quy mô sản xuất;
- Định hướng thị trường;
- Nhận thức về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn chất lượng và lòng tin người tiêu dùng
2. Hệ thống giám sát và quản lý chất lượng thực phẩm & Các chứng nhận phổ biến cho ngành hàng nông sản tại Việt Nam
- Chức năng và vai trò của các đơn vị đánh giá chứng nhận thực phẩm; các cơ quan quản lý nhà nước;
- Các chứng nhận phổ biến cho thưc phẩm;
- Hiện trạng và thách thức trong quản lý chất lượng thực phẩm;
- Lựa chọn chứng nhận phù hợp với định hướng thị trường và quy mô sản xuất;
3. Thực trạng và giải pháp cho quản lý chất lượng TP ở chợ đầu mối và chợ dân sinh
- Vấn đề về chất lượng thực phẩm phân phối qua kênh các chợ đầu mối
- Vấn đề trong quản lý chất lượng TP ở chợ đầu mối và giải pháp
4. Thảo luận nhóm: Cải thiện hệ thống thực phẩm đô thị thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng lòng tin người tiêu dùng
Nhà sản xuất
Thực trạng nhận thức và trình độ kỹ thuật
Thực trạng trong việc áp dụng và tuân thủ các quy trình chất lượng
Giải pháp: người sản xuất tuân thủ các qui định trong sản xuất an toàn; tiếp cận với các nguồn lực và cơ hội về dịch vụ kĩ thuật và tài chính để sản xuất được các sản phẩm chất lượng và an toàn.
Chợ (đầu mối & truyền thống)
Thực trạng chất lượng, an toàn, vệ sinh sản phẩm
Thực trạng công tác quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh sản phẩm
Giải pháp nào để có thể giúp các nhà quản lý, người bán hàng và người tiêu dùng truy suất được nguồn gốc thực phẩm chất lượng, an toàn và vệ sinh?
Người tiêu dùng
Thực trạng về nhận thức và thói quen tiêu dùng
Vai trò trong việc định hướng chất lượng sản phẩm
Giải pháp: củng cố lòng tin của người tiêu dùng; người tiêu dùng có thể tiếp cận được nguồn thực phẩm chất lượng và giá cả hợp lý?
Nhà nước
Thực trạng triển khai các qui định trong quản lý/giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu dùng và vai trò các đơn vị quản lý nhà nước.
Giải pháp nào để có được một môi trường chính sách (bao gồm qui định) theo đó các bên liên quan (nhà quản lý, người sản xuất, người kinh doanh, tiêu thụ…) cùng tham gia xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát chuỗi sản xuất-cung ứng thực phẩm.