[40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc] Nghĩ về những đường biên Tổ quốc

Diendandoanhnghiep.vn Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt như chiến trường nơi thương trường kinh tế thời hội nhập toàn cầu, Việt Nam vẫn giữa mối quan hệ bang giao với nhiều nước bạn láng giềng.

Làm thế nào để giữ được mối quan hệ đó luôn trên một vị thế cân bằng, win-win, khẳng định được vai trò một dân tộc tự cường, bất khuất?

br class=

Những người cựu chiến binh từng chốt trụ cứ điểm 211, cùng Thủ trưởng, đại đội phó năm xưa cựu chiến binh Lương Đức Minh thứ 2 từ trái qua cùng chào đường biên cương Tổ quốc tại cột mốc biên giới 836 - Hà Giang ngày 17/2/2019. Ảnh: ông HuỳnhTrung Minh (không mặc quân phục) chụp cùng đoàn cựu chiến binh trước cột mốc biên giới.

Xóa bỏ “lời nguyền địa lý”

Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn là dân tộc trọng tình, chuộng nghĩa. Chữ tình, chữ nghĩa được đặt lên hàng đầu trong mọi mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống. Cao hơn là trong các mối quan hệ bang giao. Ông cha ta xưa vì vậy mới có câu “bán bà con xa mua láng giềng gần” - thể hiện cái tình, cái nghĩa của những người thân trong mối quan hệ xóm làng. Từ làng ra nước, từ nước tới láng giềng, bè bạn gần – xa.

Trong mối quan hệ với người láng giềng lớn ngay cạnh chúng ta -Trung Quốc, có nhiều nhà kinh tế-chính trị học nói rằng đang tồn tại một “lời nguyền địa lý”. Đó là mối quan hệ gắn chính trị với địa hình, địa thế quốc gia, với đường biên giới lãnh thổ mà theo đó, Việt Nam là một nước nhỏ nằm cạnh Trung Quốc lớn mạnh gấp nhiều lần, bị chi phối bởi yếu tố này. Từ đó định hình quan hệ giữa hai nước trong lịch sử. Trong khi Trung Quốc luôn tìm kiếm ảnh hưởng, sự kiểm soát hoặc phụ thuộc từ phía Việt Nam thì ngược lại, Việt Nam luôn tìm cách duy trì nền độc lập, tự chủ của mình đối với người khổng lồ phương Bắc. Và những thăng trầm, thậm chí đối đầu, trong quan hệ giữa hai quốc gia trong nhiều giai đoạn của lịch sử, vì vậy, thực tế đã xảy ra.

Để bảo vệ “không gian sinh tồn”, xác lập các đường biên lãnh thổ, thậm chí là các đường biên kinh tế thời bình, các chuyên gia cho rằng Việt Nam đã phải luôn duy trì một chính sách đối ngoại vừa trọng tình, trọng nghĩa nhưng thuận lý– một chính sách “không hề dễ dàng” trên mọi mặt trận quá khứ hôm qua lẫn hôm nay.

40 năm đã qua kể từ cuộc đối đầu gần nhất với người láng giềng phương Bắc – một cuộc chiến mà máu của bao người đã đổ để xóa bỏ “lời nguyền địa lý”, để Việt Nam một lần nữa khẳng định vị thế dân tộc nhỏ, nhưng bất khuất, trường tồn. Thay cho những mảnh đất bị bom đạn cày lên xơ xác, sự sống hôm nay đã và đang tiếp tục hồi sinh ở các cứ điểm chiến trường năm xưa ấy. Cùng với người Việt – người Trung kết hợp làm ăn với nhau nơi đường biên cương Tổ quốc, dòng chảy thương mại, đầu tư, vốn, công nghệ hay nhân lực… hòa lẫn trong nền kinh tế. Trong mối quan hệ Việt Trung ngày càng trở nên rộng mở, thay thế dần các đường biên giới địa lý cố định là mối quan hệ kinh tế và chính trị mới giữa hai quốc gia nói riêng.

Không để thành “lời nguyền địa kinh tế”

Trái ngược với nhiều người hình dung, anh Nguyễn Phước Thắng, con trai của một cựu binh, nhà ở phố Lý Nam Đế -Hà Nội chia sẻ, “bỏ thù hận mù quáng, từ đó luôn học hỏi, học tập ngay cả với những đối tượng mà một thời chúng ta từng gọi là "cựu thù”. Tư tưởng thù hận mù quáng sẽ khiến mỗi người chỉ biết kích động hận thù không phân biệt đâu là tầng lớp tiến bộ. Chúng ta cũng cần học các bạn trẻ nước bạn, giữ tinh thần Pavel của “Thép đã tôi thế đấy” nhưng phấn đấu để trở thành những Bill Gates, những Jack Ma trong thời đại ngày nay".

Ông Huỳnh Trung Minh, một banker và chuyên gia kinh tế, nhân vật đã có chuyến về nguồn - thiện nguyện vô cùng ý nghĩa ngày 17/2/2019, nhân kỷ niệm 40 năm lịch sử và may mắn gặp được nhiều cựu chiến binh cũng thăm lại chiến trường Vị Xuyên trong bài “Mưa nơi miền biên viễn”… thì khép lại mọi sẻ chia bằng sự đau đáu nhiều về 2 chữ “thiện nguyện”. Ông ước nếu có thể, đất nước chúng ta sẽ phấn đấu để phát triển hùng cường, để không còn ai phải dựa vào sự thiện nguyện của vài tổ chức, cá nhân, để những người cựu binh không chạnh lòng khi đón nhận sự chia sẻ trách nhiệm của xã hội, cộng đồng. Vị chuyên gia kinh tế này chia sẻ, “chúng ta ở bên cạnh người láng giềng lớn nhưng nếu gạn đục khơi trong, học cái tốt mà không chịu ảnh hưởng cái xấu, tự rèn luyện để nâng cao ý thức tự cường, thì dù là nước nhỏ vẫn sẽ không nhược tiểu. Người láng giềng Trung Quốc đang có một nền kinh tế mạnh, đặc biệt rất phát triển về công nghệ. Đó là ưu điểm lớn và họ đã làm gì để đạt được như vậy?”.

Ông Minh chia sẻ: nhìn xa hơn sang nước Nhật, người dân nước Nhật vốn cũng ở quốc đảo nhỏ, không có tài nguyên, thiên nhiên ưu đãi như Việt Nam, nhưng họ có ý thức tự cường được dựng xây từ ý thức kỷ luật, nghiêm minh, sống có trách nhiệm của mỗi một công dân. Một em bé nhỏ Nhật Bản 2 tuổi ra đường cũng mang theo mình túi để nhặt rác. Các em học sinh tiểu học ở Nhật đã tuân thủ và tôn trọng luật giao thông… Việc xác lập vị thế và tô đậm đường biên cương Tổ quốc, bao gồm cả các đường biên kinh tế quốc gia, theo đó, thực sự cần được bắt đầu từ những điều tưởng nhỏ…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc] Nghĩ về những đường biên Tổ quốc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714772377 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714772377 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10