Việc thiết lập quy hoạch vùng vành đai hết sức có ý nghĩa để đồng bộ hoá hệ thống cao tốc, tạo động lực cho cả Bắc Bộ.
>>Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô
LTS: 5 Dự án được Quốc hội đưa vào chương trình nghị sự xem xét, quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, gồm đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu; đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh về dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô, với tiến độ đặt ra về cơ bản kết thúc trước năm 2025, năm 2026 hoàn chỉnh.
Đánh giá về lợi ích lớn nhất khi triển khai dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô, theo ông Dương Đức Tuấn, Thủ đô Hà Nội là hạt nhân của vùng Thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Do đó, việc thiết lập quy hoạch vùng vành đai hết sức có ý nghĩa để đồng bộ hoá hệ thống cao tốc, tạo động lực cho cả Bắc Bộ.
Thủ đô Hà Nội hiện nay có 6 cao tốc hướng tâm đi vào xuyên tâm, đồng thời khu vực vành đai 4 là trung tâm để kết nối phía bắc, với cao tốc Bắc-Nam phía đông, kết nối với vành đai 3 TP. HCM, cho phép chúng ta hướng tới chỉnh thể của hệ thống cao tốc.
Vì vậy, không chỉ có Thủ đô Hà Nội mà cả vùng Thủ đô và đồng bằng Bắc Bộ được hưởng các khả năng phát triển mới. Việc thiết lập vành đai cuối cùng ở Thủ đô sẽ mở rộng không gian phát triển kinh tế-xã hội, đô thị và nông thôn, tạo ra hành lang phát triển kinh tế, cũng như hành lang vận tải liên vùng.
Đối với Hà Nội, còn kết nối hai cảng hàng không quốc tế quan trọng là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và trong quy hoạch tổng thể của Thủ đô tới, sẽ hình thành sân bay quốc thế thứ hai ở phía đông nam Thủ đô.
Đồng thời, phía nam Thủ đô cũng kết nối với một phần rất quan trọng là Cao tốc đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam kết nối với Vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội. Việc này đã chậm 10 năm so với chương trình quy hoạch, kế hoạch của nhiệm kỳ trước.
“Vành đai 4 cho phép điều hoà hệ thống cao tốc và giảm tải cho cao tốc vành đai 3, trở thành đường trên cao đô thị, mở ra điều kiện để kết nối 5 đô thị vệ tinh trong chùm đô thị của Hà Nội, kết nối trục đô thị của vùng Thủ đô Hà Nội”, ông Tuấn nói.
Sau 14 năm hợp nhất hành chính Thủ đô, mở ra khả năng phát triển các vùng được đô thị hoá, việc mở rộng Vành đai 4 cho phép Thành phố điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô để khai thác động lực phát triển đô thị và nông thôn.
Đặc biệt, Vành đai 4 là có lộ giới từ 90-135 m, bao gồm lộ giới cho toàn bộ đường sắt quốc gia. Điều này rất quan trọng cho việc đồng bộ hoá đường bộ, đường sắt. “Trước đây, đường sắt quốc gia xuyên qua trung tâm, ngày nay cho phép đồng bộ đường bộ, đường sắt. Đây là những động lực mới mang tầm bứt phá cho Thủ đô Hà Nội”, ông Tuấn bày tỏ.
>>Khơi thông nguồn vốn dự án đường vành đai 4 Vùng Thủ đô
Với tiến độ đặt ra là dự án Vành đai 4 cơ bản kết thúc trước năm 2025, năm 2026 hoàn chỉnh. Cho nên, khi đề xuất chủ trương ông Dương Đức Tuấn cho biết Hà Nội xin đề xuất Quốc hội 5 cơ chế đặc thù.
Nếu 5 cơ chế đặc thù được thông qua, cùng cơ chế đầu tư tiền khả thi sẽ cho phép rút ngắn tiến độ triển khai trong khoảng thời gian ngắn với quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp. Việc cho phép tách riêng các dự án thành phần độc lập tương đối trong dự án tổng thể là quan trọng.
Thứ nhất, ngay sau khi chủ trương Quốc hội cho phép sẽ tiến hành luôn giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, Hà Nội đã xác định hệ thống chỉ giới đường đỏ, hoạch định lộ giới từng vị trí, đoạn tuyến. Phải xử lý nhanh công tác chuẩn bị triển khai giải phóng mặt bằng mặt ngay khi có chủ trương đầu tư.
Thứ hai, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu, tư vấn, di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù iải phóng mặt bằng, tái định cư xây lắp… cho từng dự án thành phần. Đây là điều kiện rút ngắn tiến độ.
Thứ ba, điều tra khải sát, lập hồ sơ hệ thống vật liệu xây dựng. Chúng tôi đánh giá Hà Nội hoàn toàn đủ trữ lượng khai thác. Đây là điều kiện quan trọng đẩy nhanh tiến độ. Có cơ chế đặc thù cho nhà thầu xây lắp được khai thác mỏ không cần cấp phép khai thác trong thời gian thực hiện dự án.
Thứ tư, TP. Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên thiết lập tiến độ đan xen: Công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2022-2023, dự án nhóm 1 đầu tư giải phóng mặt bằng trong 2022 -2024, đường đô thị song hành nhóm hai trong năm 2022-2025; dự án PPP, BOT nhóm 3 từ năm 2022 đến 2025, cơ bản hoàn thành trong năm 2025.
Thứ năm, các quy trình giải ngân theo tiến độ, giải quyết được xác định đảm bảo. Sau khi Quốc hội thông qua lập ban chỉ đạo liên vùng, có sự tham gia của các bộ ngành.
Thậm chí, Vùng Thủ đô Hà Nội có Nghị định số 91/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.
Đây là điều kiện thuận lợi hình thành mô hình tổ chức; trên cơ sở đó, lập các tổ công tác 3 dự án thành phần đan xen, cùng với toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung vào khâu đầu tiên, khó nhất là giải phóng mặt bằng 3 địa phương, qua đó bảo đảm tiến độ khả thi và giải ngân phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
20:20, 21/03/2022
10:05, 27/02/2022
20:15, 16/02/2022
22:17, 25/01/2022
16:05, 22/12/2021