7.000 tỷ đồng có đủ "tăng tốc" đường sắt?

Nguyễn Việt 26/08/2018 05:30

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng cho 4 dự án cấp bách của đường sắt.

Sau quá nhiều bất ổn của Đường sắt Việt Nam thời gian qua, mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng cho 4 dự án cấp bách của đường sắt.

Sau những bất ổn của Đường sắt Việt Nam thời gian qua, mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng cho 4 dự án cấp bách của đường sắt.

Với khoản kinh phí này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất 4 dự án chi tiết gồm dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội-Vinh tổng mức đầu tư dự kiến 1.600 tỷ đồng; đoạn Nha Trang-Sài Gòn tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng.

Dự án cải tạo, nâng cấp các hầm yếu và các công trình thiết yếu đoạn Vinh-Nha Trang tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng và dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội-TP HCM tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng.

Đây là khoản vốn nằm trong gói ngân sách 15.000 tỷ đồng vốn dự phòng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Trước đó, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua việc cấp 7.000 tỷ đồng để nâng cấp hạ tầng đường sắt tuyến Hà Nội – TP HCM.

Có thể bạn quan tâm

  • Tại sao tăng trưởng VNR luôn thấp một cách “ổn định”?

    Tại sao tăng trưởng VNR luôn thấp một cách “ổn định”?

    10:20, 16/08/2018

  • VNR “hụt hơi” thoái vốn

    VNR “hụt hơi” thoái vốn

    05:00, 13/07/2018

  • Khi nào đường sắt Việt Nam hết… mông muội?

    Khi nào đường sắt Việt Nam hết… mông muội?

    05:30, 17/08/2018

Chia sẻ với báo chí, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, với số tiền này, ngành đường sắt sẽ tập trung ưu tiên lựa chọn thực hiện các công trình thiết yếu như đảm bảo an toàn chạy tàu; đồng nhất tải trọng toàn tuyến và tăng năng lực vận tải và cả nâng tốc độ chạy tàu.

Theo ông Minh, số vốn trên nằm trong kế hoạch chiến lược phát triển đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có quyết định phê duyệt chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2030 trong đó có cả đường sắt hiện hữu và đường sắt tốc độ cao trong tương lai.

“Nguồn kinh phí dành cho đường sắt hiện hữu đến năm 2030 tổng nguồn vốn là 110.000 tỷ đồng dành cho cải tạo, nâng cấp với mục tiêu tăng năng lực thông qua lên gấp 3-4 lần, cải thiện tốc độ chạy tàu, tăng cường an toàn giao thông cho đường sắt. Tuy nhiên, kế hoạch này được phê duyệt từ năm 2014 nhưng phải thấy rằng, nguồn vốn ngân sách Nhà nước rất hạn hẹp nên từ đó đến nay chưa được bố trí,” ông Minh cho hay.

Theo người đứng đầu VNR, chi phí duy tu sửa chữa hàng năm của ngành đường sắt chỉ được bố trí khoảng 30% (khoảng 2.000 tỷ đồng) so với nhu cầu. Vì thế, các hạng mục sửa chữa liên tục bị dồn lại, càng ngày càng xuống cấp trầm trọng, gây mất an toàn chạy tàu và ngành đường sắt phải “lựa cơm, gắp mắm” để lựa chọn những dự án cấp thiết nâng cấp, sửa chữa.

Ông Minh cho rằng, với gói kinh phí 7.000 tỷ đồng này, ngành đường sắt kỳ vọng khi hoàn thành sẽ đảm bảo mục tiêu tăng năng lực thông qua của đoàn tàu, đảm bảo an toàn giao thông, nâng cao kết cấu chạy tàu, giảm xốc lắc khi tàu chạy, nâng cao chất lượng dịch vụ.

“Đường sắt không đặt mục tiêu tăng tốc độ chạy tàu nhưng tốc độ chạy tàu có thể được cải thiện ở một số khu đoạn do kết cấu hạ tầng đường sắt (ray, hầm, cầu yếu, đường ke ga mở rộng và kéo dài giúp tránh tàu, tăng năng lực thông qua) được cải thiện hơn so với trước”, ông Minh nói.

Việc Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất xin nguồn vốn trung hạn trái phiếu Chính phủ cho ngành đường sắt là 7.000 tỷ đồng để tập trung vào nâng cao kết cấu chạy tàu và các đường ngang trong đó khai thác đồng đều tải trọng toàn tuyến; kéo dài 1 số các đường ga.

Từ nay đến năm 2020, ngành đường sắt sẽ thay thế dần các chủng loại đầu máy, toa xe lạc hậu kỹ thuật, công suất nhỏ (100 đầu máy mới, 150 toa xe khách, 300 toa xe vận chuyển container và 500 toa xe có tốc độ chạy dưới 60km/giờ) với tổng kinh phí 4.700 tỷ đồng nhằm nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh của vận tải đường sắt với các loại hình khác…

Trong khi chờ đợi nguồn vốn nhà nước và xã hội hóa hay đường sắt cao tốc, những nhân viên gác chăn, duy tu, tuần đường… vẫn túc tắc làm việc trên đường sắt khổ 1 m đã có tuổi đời hơn 100 năm từ thời Pháp thuộc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
7.000 tỷ đồng có đủ "tăng tốc" đường sắt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO