Sáng nay 27/7, kỳ họp III của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) với chủ đề: “Nắm bắt. Tham gia. Kiến tạo” đã khai mạc. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại kỳ họp.
>>ĐIỂM BÁO NGÀY 27/7: ABAC III và Cơ hội khi thế giới kết nối trở lại
Kỳ họp ABAC III là sự kiện quan trọng để Hội đồng xây dựng báo cáo khuyến nghị của doanh nghiệp và chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Đối thoại giữa Lãnh đạo APEC với ABAC tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 vào tháng 11/2022 tại Thái Lan.
ABAC III là sự kiện lớn và có ý nghĩa kinh tế - thương mại quan trọng với sự tham gia của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thuộc các nền kinh tế là thành viên của APEC, lãnh đạo của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư uy tín và có ảnh hưởng lớn trong khu vực.
Chủ tịch VCCI, Chủ tịch ABAC Việt Nam Phạm Tấn Công nhấn mạnh về Kỳ họp III của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC do Việt Nam đăng cai và được VCCI tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 26 - 29/7/2022.
Bà Rebecca Fatima Sta Maria, Giám đốc Điều hành ban Thư ký APEC nhấn mạnh: việc Việt Nam đồng ý đăng cai Kỳ họp 3 của ABAC được cộng đồng quốc tế rất trân trọng và đánh giá cao khi những chủ đề được lựa chọn thảo luận trong kỳ họp 3 là những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp khu vực đặc biệt quan tâm, hướng đến phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu.
Việc đăng cai kỳ họp 3 của ABAC sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy những ưu tiên của Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu ứng phó bệnh dịch, phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững; đồng thời thể hiện là điểm sáng của đầu tư quốc tế trong thời kỳ “bình thường mới” với những chính sách đầu tư an toàn, cởi mở, hấp dẫn; chính phủ kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả; đồng thời thể hiện tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Qua đó, nâng cao vị thế Viêt Nam trong ABAC nói riêng và APEC nói chung; có tác dụng hỗ trợ cho các nỗ lực của ta trong việc vận động quốc tế để Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch APEC năm 2027.
Với thông điệp xuyên suốt của Việt Nam lần này là khẳng định APEC tiếp tục là Diễn đàn khu vực có tiếng nói, có vai trò thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy hợp tác đa phương và phục hồi nhanh chóng hậu COVID-19, phát triển bền vững nền kinh tế, tiếp tục là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Chủ tịch VCCI khẳng định: ABAC III là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt có thể mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư, giới thiệu về tiềm năng, lợi thế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, được tổ chức trong thời điểm Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, Kỳ họp III của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC là một sự kiện có ý nghĩa kinh tế - thương mại quan trọng. Trong số đại biểu đến Việt Nam, có lãnh đạo của các tập đoàn lớn hàng đầu khu vực và thế giới, như Chủ tịch các Tập đoàn NEC, Marubeni, UPS, Acer... Lãnh đạo các tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư uy tín và có ảnh hưởng lớn trong khu vực.
Chính vì vậy, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: “Với chủ đề “Nắm bắt. Tham gia. Kiến tạo” (Embrace. Engage.
Enable) - ABAC III mong muốn nắm bắt những cơ hội khi thế giới đã kết nối trở lại; kiến tạo thông qua hợp tác đưa ra những ý tưởng, sáng kiến; và tham gia vào chuyển đổi số, phát triển bao trùm và bền vững”.
>>Quảng Ninh cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp
>>Quảng Ninh: Xúc tiến đầu tư và trao giấy chứng nhận đăng ký cho các dự án FDI tiêu biểu
>>Lợi thế đặc biệt và thương hiệu của Quảng Ninh
Đặc biệt, kỳ họp này của ABAC là sự kiện quan trọng để Hội đồng xây dựng báo cáo khuyến nghị của doanh nghiệp gửi lên các Bộ trưởng phụ trách Tài chính, các Bộ trưởng phụ trách Thương mại, các Thống đốc Ngân hàng và chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Đối thoại giữa Lãnh đạo APEC với ABAC tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 vào tháng 11/2022 tại Thái Lan.
Trên thực tế, trong những năm qua, các sáng kiến của Hội đồng tư vấn Kinh doanh APEC luôn được cộng đồng doanh nghiệp khu vực đánh giá cao trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi và vượt qua đại dịch, được chia sẻ vaccine, tiếp cận công bằng với vaccinde, vật tư y tế và nguồn lực.
Nhiều sáng kiến hợp tác mới đã được đề xuất nhằm tăng cường sự đồng bộ và thống nhất trong việc tạo thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa, đi lại của người dân, cũng như các hoạt động đầu tư, kinh doanh trong khi vẫn bảo đảm an toàn về y tế và sức khỏe. Nhờ vậy, Du lịch, vận tải, hàng không, bán lẻ, thương mại xuyên biên giới dần sôi động trở lại nhờ các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, tiêm chủng vaccine, các gói hỗ trợ tài chính… tại nhiều nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
03:52, 26/07/2022
02:04, 19/07/2022
04:31, 15/07/2022
02:57, 13/07/2022
00:37, 13/07/2022
15:11, 12/07/2022
14:33, 12/07/2022