Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm Tết Nguyên đán, tệ nạn cờ bạc lại bắt đầu "nhộn nhịp". Tình trạng này không chỉ gây mất an ninh trật tự mà còn kéo theo nhiều hệ lụy...
>>Chuyện chưa kể về tên “trùm” cờ bạc núp bóng doanh nhân
Tết đến, xuân về là thời gian để tất cả mọi người trở về với gia đình, quê hương, đoàn tụ, sum họp với nhau sau một năm làm việc với những tất bật, lo toan của cuộc sống.
Bữa cơm đoàn viên, ấm áp bắt đầu từ mâm cơm tất niên cho đến những bữa ăn trong ngày tết, các thành viên trong gia đình thức muộn hơn để cùng nhau đón giao thừa, cùng nhau trải qua giờ khắc đặc biệt nhất để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới, phong bao lì xì mừng tuổi được người lớn dành tặng cho trẻ nhỏ để mừng trẻ lớn thêm một tuổi, con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ; anh chị em, hàng xóm, láng giềng cùng trao nhau những lời chúc mừng năm mới, chúc một năm thêm sung túc, đủ đầy hơn, hạnh phúc và ấm no hơn, năm sau sẽ khá hơn năm trước đó là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống vô cùng quý giá của dân tộc ta từ bao đời nay.
Và sau những ngày chuẩn bị, dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chào đón năm mới một cách tươm tất nhất thì khoảng thời gian sau đó là để mọi người đi vui xuân, tham quan, vui chơi, giải trí với rất nhiều hoạt động khác nhau, hình thức cũng rất đa dạng, phong phú từ việc thể hiện qua các câu đối đỏ, nhận lộc bằng các câu văn, vần thơ xưa, lên chùa hái lộc đầu năm, đi hội chợ xuân, đi chợ hoa… Ngoài các hoạt động vui xuân lành mạnh trong dịp tết thì đâu đó chúng ta vẫn còn nhìn thấy những hoạt động vui chơi, giải trí không lành mạnh có thể làm cho niềm vui ngày tết phút chốc trở thành nỗi buồn trong gia đình, trong đó đáng nói nhất là việc ham mê cờ bạc, đá gà, sát phạt đỏ đen với nhau trong những ngày đầu năm mới.
Có thể nói, các loại hình cờ bạc trong dịp đầu năm dường như đã trở thành một thói quen đã được tồn tại từ lâu tại các vùng miền trên cả nước, thu hút rất nhiều người tham gia từ già trẻ, gái trai, người lớn, trẻ nhỏ, từ thành thị đến nông thôn; nếu chúng ta dừng lại ở việc chơi với mục đích chỉ mang tính cho vui, lấy niềm vui là chính hoặc để thử vận may của năm đó là đỏ hay đen hay là như thế nào thì chắc có lẽ niềm vui trong những ngày đầu năm mới sẽ trọn vẹn và không có gì để nói, mà điều đáng nói ở đây là những trò chơi may rủi đỏ đen ngày tết này đã bị biến tướng, gây ra những hệ lụy không hề nhỏ, khiến cho một nét đẹp văn hóa bị biến đổi theo thời gian.
Thời gian trong và sau tết chúng ta không khó bắt gặp được hình ảnh những nhóm người tụm năm, tụm bảy ở khắp ngõ hẻm, xóm ấp đánh bài, xóc đĩa... mỗi khi xuân về, tết đến nhưng thay vì đánh để cho vui trong ba ngày tết thì họ lại đánh để ăn tiền, sát phạt lẫn nhau trên chiếu bạc. Sòng nhỏ thì vài nghìn, vài chục nghìn, sòng lớn thì vài trăm, vài triệu thậm chí khi máu đỏ đen đã thắm vào người thì có sòng đánh mỗi ván có khi lên đến vài chục triệu đồng.
>>“Choáng”… thân phận “ông trùm” đường dây cờ bạc hàng trăm nghìn tỷ
Có thể thấy rằng, trò chơi có ăn có thua này thu hút rất nhiều người, thành phần tham gia vì nó rất dễ đánh vào lòng tham của con người bởi khi đã thua thì người thua muốn gỡ lại cho bằng được những gì đã mất, còn người thắng một thì lại muốn có đến mười và hơn thế nữa, đến khi thua thì lại muốn thu lại những gì đã bỏ ra trước đó, vì thế đã tạo ra một vòng lẩn quẩn khiến các con bạc như con thêu thân cứ lao vào không thể thoát ra được và không muốn dừng lại để rồi từ những ván bài vui vẻ, thử vận may đầu năm lại trở thành những trò chơi đỏ đen, sát phạt lẫn nhau khiến nhiều người phải lún sâu vào những chiếu bạc, lâm vào cảnh hết tết thì cũng đến lúc hết tiền, nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con thậm chí là rơi vào cảnh tù tội.
Thực tế đã phản ánh đầy đủ đằng sau những canh bạc ngày tết là những hệ lụy của nó gây ra đối với gia đình, cộng đồng và xã hội là vô cùng lớn, từ những canh bạc thâu đêm, suốt sáng không những làm ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giềng xung quanh bởi những tiếng la hét của những con bạc khi máu cờ bạc đã lên, làm cho niềm vui ngày xuân cũng không còn giữ đúng với hương vị của nó mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương và làm phát sinh hàng loạt các hành vi vi phạm pháp luật khác như: Trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, đòi nợ thuê, siết nợ, bạo lực gia đình, cố ý gây thương tích và đôi khi làm tan nát cả một hạnh phúc gia đình, con cái thiếu tình thương, sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ dẫn đến các em không còn chăm chỉ học tập thậm chí có trường hợp sa chân vào các tệ nạn xã hội.
Phong tục, tập quán của ông bà xưa để lại trong những ngày tết luôn mang những giá trị tốt đẹp, đậm nét nhân văn, vấn đề là chúng ta những người đang sống ở thời hiện đại phải hiểu đầy đủ, nhận thức rõ được những giá trị, ý nghĩa sâu sắc của những phong tục, tập quán đó như thế nào để đưa vào cuộc sống hôm nay cho phù hợp với những chuẩn mực, đạo đức của xã hội; khi mà trong dịp tết xưa thì các trò chơi chỉ mang tính chất chơi để thử vận may năm nay là đỏ hay đen, chơi cho vui, chơi là chính chứ không phải chơi để sát phạt lẫn nhau hay có những trò chơi chỉ mang tính tuyên đoán về cuộc đời hoặc dự đoán những đều sắp tới trong năm mới sẽ diễn ra như thế nào, còn ngày nay một bộ phận lại xem cờ bạc trong dịp tết là một phương thức để kiếm tiền, các con bạc sát phạt lẫn nhau trên những ván bài, chiếu bạc...Và thế là chỉ vì niềm vui, sự đam mê thái quá, cờ bạc bắt đầu đi vào máu nên đã biến những trò chơi đỏ đen may rủi, thử vận may đầu năm trở thành những xới bài, canh bạc thâu đêm, suốt sáng và đôi khi phải đánh đổi cả tài sản của gia đình, tương lai, hạnh phúc của bản thân, thậm chí vướng vòng lao lý.
Có thể bạn quan tâm
Cờ bạc vui xuân coi chừng “mất Tết”
11:00, 20/01/2023
Tiến độ thu hồi tài sản của trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương thế nào?
00:06, 20/07/2022
Chuyện chưa kể về tên “trùm” cờ bạc núp bóng doanh nhân
22:00, 26/03/2022
"Ông trùm" cờ bạc Phan Sào Nam tự nguyện quay lại nhà tù có được giảm nhẹ hình phạt?
00:02, 11/02/2022