Ai cũng có thể tái nhiễm COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia y tế cho rằng, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh.

>>Vì sao người mắc COVID-19 nên uống nước chanh?

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, những đợt tái nhiễm sẽ nhẹ hơn so với lần mắc bệnh đầu tiên, dù F0 trước đó gặp bất cứ biến chủng nào. Hoặc ngay cả khi kháng thể không đủ mạnh để bảo vệ người bệnh khỏi lần lây nhiễm thứ hai nhưng cũng vẫn có tác dụng ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và giảm nguy cơ tử vong.

những người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh cũng không được chủ quan.

Những người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh không được chủ quan.

Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau tái nhiễm COVID-19, điều này phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh quá gần nhau và cơ địa bệnh nền của mỗi bệnh nhân.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM, với những người chưa tiêm vaccine hoặc sức khỏe yếu, miễn dịch yếu sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.

Bên cạnh đó, nhóm người trên 65 tuổi, người hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cũng thuộc nhóm nguy cơ cao tái nhiễm COVID-19.

Còn theo TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh.

Theo các bác sĩ, dù tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 không cao và thường có triệu chứng nhẹ hơn nhưng không nên xem thường vì những người bị tái nhiễm là người có cơ địa miễn dịch giảm, tuổi cao, nhiều bệnh nền. Đây là cơ hội để các bệnh này tái phát gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh cũng không được chủ quan, âm tính không có nghĩa là đã "thoát", đã tạo được miễn dịch suốt đời. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể vẫn cần hồi phục sau đợt tấn công của virus.

Do đó, cần tăng cường miễn dịch bằng tập luyện sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đặc biệt là cần tuân thủ nguyên tắc 5K để chống lại các đợt tấn công mới của virus gây bệnh.

Về lý thuyết, những người từng mắc COVID-19 sẽ có khả năng miễn dịch tự nhiên và trong giai đoạn phục hồi, hệ miễn dịch tích cực tiêu diệt tận gốc virus, tạo ra các kháng thể cần thiết để ngăn ngừa cơ thể khỏi bị tái nhiễm trong tương lai. 

>>Thay đổi nhận thức để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu

sau khi mắc COVID-19 cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch, song không phải miễn dịch nào cũng có tính bền vững.

Sau khi mắc COVID-19 cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch, song không phải miễn dịch nào cũng có tính bền vững.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, các trường hợp dương tính lại sau một thời gian từng mắc COVID-19, cần có nghiên cứu kỹ và cụ thể. Những trường hợp này cần có xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR.

Phải có nghiên cứu để khẳng định, người bệnh tái nhiễm là do đã từng mắc COVID-19 nhưng cơ thể không sinh miễn dịch. Người mắc dù có tiêm vaccine những cơ thể không tự sinh miễn dịch họ vẫn có thể mắc COVID-19 và sau đó có thể tái nhiễm.

“Có những trường hợp, trong người còn sót lại những mảnh virus nên kết quả xét nghiệm dương tính và dễ hiểu nhầm là virus sống. Phải nghiên cứu xem những người tái nhiễm có khả năng lây lan virus sang người khác hay không. Chúng ta cần phải có cơ sở nghiên cứu như vậy chứ không thể chỉ quan sát và thông tin qua truyền miệng…”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng, nhiều người chủ quan khi cho rằng đã từng mắc COVID-19 và đã tiêm đủ 3 mũi vaccine sẽ không bị tái nhiễm. Các chuyên gia, bác sĩ điều trị nhắc lại khuyến cáo, sau khi mắc COVID-19 cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch, song không phải miễn dịch nào cũng có tính bền vững vì luôn có sự suy giảm kháng thể trong máu.

Thống kê tại Mỹ cho thấy, có từ 7-23% người mắc COVID-19 bị tái nhiễm trong khoảng thời gian 70 ngày sau lần đầu nhiễm bệnh. Theo các thông kê này, tình trạng bệnh khi tái nhiễm sẽ nhẹ hơn do kháng thể vẫn còn.

BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương giải thích, sau khi khỏi COVID-19 cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus SARS-CoV-2.

Mặc dù vậy, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, bệnh nền... Nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh chủ quan không tuân thủ 5K, khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm, như lần đầu tiên.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ai cũng có thể tái nhiễm COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713515601 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713515601 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10