Vấn đề giảm giờ làm việc bình thường và tăng khung giờ làm thêm đã làm nóng các cuộc tranh luận vừa qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Còn nhớ năm 1914, nhà tài phiệt ô tô Henry Ford đã ra một quyết định “động trời”’, đó là tăng gấp đôi lương cho công nhân và giảm giờ làm việc từ 9,5 giờ xuống 8 giờ/ngày.
Giờ làm việc của một số nước trên thế giới
Bước đi táo bạo của Ford
Trước quyết định nói trên Henry Ford, các nhà tài phiệt khác phản đối dữ dội khi cho rằng Henry Ford đã đặt toàn bộ nền công nghiệp ô tô của Mỹ vào tình thế nguy hiểm.
Thế nhưng, sau quyết định nói trên, doanh thu hàng năm của Ford vượt qua con số 100 triệu USD. Nhà máy của Ford hoạt động ngày càng năng suất hơn, họ từng mất trung bình 12,5 giờ để làm ra một chiếc xe, nhưng đến năm 2013, cứ 60 giây Ford sản xuất 16 chiếc ô tô trên toàn thế giới.
Thành công của Ford khiến cho các nhà máy khác cũng phải học theo, tạo thành một tiêu chuẩn mới về giờ làm- 8 giờ/ngày cho người lao động.
Đến năm 1926, Ford lại tiến thêm một bước nữa khi giảm thời gian làm việc xuống còn 5 ngày/tuần, và điều này tiếp tục lại trở thành một tiêu chuẩn mới trên thị trường lao động.
“Có nhiều thời gian rảnh, mọi người sẽ chi tiêu nhiều hơn và cần nhiều phương tiện di chuyển hơn. Đó chính là một biện pháp kích cầu kinh điển”, Henry Ford nhấn mạnh.
Điều đó cho thấy, thị trường giống như có một bàn tay vô hình, tự động sắp xếp hợp lý giữa doanh nghiệp và người lao động, mà không cần phải có quy định quá chặt chẽ từ phía chính quyền.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 28/10/2019
13:58, 25/10/2019
12:32, 24/10/2019
19:28, 23/10/2019
15:10, 28/10/2019
16:05, 25/10/2019
11:14, 23/10/2019
05:02, 23/10/2019
Cần khung pháp lý linh hoạt
Tuy nhiên, không phải ông chủ doanh nghiệp nào cũng nhìn xa trông rộng như Henry Ford, không phải ai cũng thấy được sự tối ưu giữa việc sử dụng hợp lý người lao động và kích cầu nền kinh tế, nên các chính phủ phải ra tay, đề ra một khung giờ làm tối đa.
Pháp là một nước bảo vệ người lao động bậc nhất của thế giới. Luật lao động của Pháp chỉ cho phép làm 35 giờ/tuần, cấm cả việc sếp gửi email, gọi điện cho nhân viên ngoài giờ làm việc.
Luật này khiến Pháp có tỷ lệ thất nghiệp cao tới gần 10% (năm 2017), doanh nghiệp thiếu tính cạnh tranh, trong khi cánh cửa gia nhập thị trường lao động lại quá hẹp đối với người thất nghiệp do những quy định quá cứng nhắc.
Bởi vậy, khi đắc cử Tổng thống Pháp, việc ưu tiên nhất của ông Macron là sửa đổi Bộ luật lao động Pháp, nhưng đến nay vẫn chưa sửa được bộ luật này.
Từ thực tế trên cho thấy, Nhà nước không nên quy định một khung giờ làm việc quá cứng nhắc, mà hãy để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận với nhau về số giờ lao động trong một khung pháp lý đủ rộng rãi. Đó mới là hợp lý cho doanh nghiệp và nhân văn cho người lao động.