Âm nhạc trở thành một tài sản mới trên phố Wall

Diendandoanhnghiep.vn Hiện tại, nhạc phát trực tuyến chiếm đến 60% tổng doanh số âm nhạc toàn thế giới, và xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Thời đại điện thoại thông minh và sự trỗi dậy của các nền tảng phát trực tuyến đã biến bản quyền âm nhạc thành một món đồ sáng giá trong mắt các nhà đầu tư.

Đặc biệt, âm nhạc càng trở nên tiềm năng hơn khi nó rất độc lập, gần như không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chính trị, và mỗi bản nhạc là một giá trị riêng, không có “đối thủ thay thế”. Hiện tại, nhạc phát trực tuyến chiếm đến 60% tổng doanh số âm nhạc toàn thế giới, và xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Larry Miller, giám đốc âm nhạc tại NYU Steinhardt, chia sẻ: “Hiện tại âm nhạc là một loại tài sản có sức bật tốt. Từ quan điểm của các nhà đầu tư, vòng đời của bản quyền nhạc khá dài và ít biến động, đặc biệt khi đầu tư số lượng lớn. Làn sóng này, với sự ‘hỗ trợ’ từ streaming, đang ngày càng phổ biến. Doanh số từ nhạc trả phí hiện tại đã cao gấp đôi so với 10 năm trước.”

Anthony Tittanegro, Giám đốc Điều hành tại Domain Capital Group, cho biết: “Hiện tại âm nhạc là loại tài sản có thể kiếm ra tiền. Tự bản thân nó không phải niên kim, nhưng đem đến dòng tiền định kỳ.”

Với nghệ sĩ, việc bán bài hát sẽ phần nào bù đắp vào các khoản sụt giảm khi không thể lưu diễn hoặc tổ chức tour - những hình thức kiếm tiền chủ đạo của ngành công nghiệp này. Thậm chí chỉ cần 1 hoặc 2 bài trong toàn bộ danh mục bài hát có thể kiếm ra tiền, thì chúng đã đủ bù đắp cho phần còn lại.

Trong tình hình ấy, Primary Wave và Hipgnosis Songs - hai đơn vị thu mua bản quyền lớn nhất - đã nhận hậu thuẫn cực lớn từ các tổ chức tài chính.   

Cụ thể, hai ngân hàng Morgan Stanley và JPMorgan Chase đã tham gia vào thương vụ đầu tư cho Hipgnosis Song, đơn vị có quyền sở hữu một số danh mục âm nhạc của Shakira và Neil Young.

Trong khi đó, BlackRock đầu tư 300 triệu USD vào Primary Wave, đơn vị sở hữu một số bài hát của các nghệ sĩ như John Lennon, Kurt Cobain và Stevie Nicks.

Công ty cổ phần tư nhân KKR cũng đầu tư vào nền tảng âm nhạc Artlist, đơn vị mua phần lớn cổ phần trong danh mục phát hành từ Ryan Tedder và One Republic với giá trị 200 triệu USD. Ngoài ra, thương vụ này cũng gồm việc hợp tác với công ty thu âm BMG để tăng sức cạnh tranh trong thị trường thu mua bản quyền âm nhạc.

Với những động thái này, giá trị của bản quyền âm nhạc dự báo sẽ tăng. Thậm chí ngân hàng cũng xem đây là một loại tài sản thế chấp.

Tuy nhiên bên cạnh tương lai triển vọng này, những vấn đề mâu thuẫn vẫn luôn nhen nhóm. Nhiều nghệ sĩ cực kỳ bức xúc khi tiền caste đến tay họ bị thiếu khá nhiều.

Vào tháng trước, các nghệ sĩ đã tiến hành phản đối bên ngoài trụ sở Spotify, cáo buộc nền tảng này đối xử bất công với họ, đặc biệt khi họ phải dựa vào streaming để kiếm thu nhập nhiều hơn khi không thể đi diễn vì dịch.

Apple và Spotify hạ giá nhạc và biến thành một loại hàng hóa buôn bán. Apple làm vậy để bán điện thoại, còn Spotify là để phù hợp với các hãng âm nhạc, vì họ cũng là một phần chủ sở hữu.

Dù rằng bản quyền nhạc trong tay các đơn vị khác, nhưng cuối cùng nhạc sĩ - ca sĩ mới là người tạo nên các “tài sản” này. Vậy nên, nếu đà giá trị những bản nhạc vẫn tăng cao nhưng thù lao của nghệ sĩ không được cải thiện, tương lai kiếm tiền từ nhạc sẽ không thể sáng sủa như hy vọng hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Âm nhạc trở thành một tài sản mới trên phố Wall tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713561148 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713561148 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10