Mức thuế bán phá giá được Uỷ ban Thuế quan quốc gia Pakistan cáo buộc cho các sản phẩm thép cán nguội của doanh nghiệp Việt Nam là 27,98%.
Ngày 25/2/2021, Ủy ban Thuế quan quốc gia Pakistan (cơ quan điều tra) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội có xuất xứ/xuất khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Hàn Quốc.
Các hàng hóa bị điều tra gồm thép cuộn/tấm cán nguội được phân loại theo các mã hải quan của Pakistan: 7209.1510, 7209.1590, 7209.1610, 7209.1690. 7209.1710, 7209.1790, 7209.1810, 7209.1891, 7209.1899, 7209.2510, 7209.2590, 7209.2610, 7209.2690, 7209.2710, 7209.2790, 7209.2810 và 7209.2890.
Thời kỳ điều tra bán phá giá (thu thập thông tin, tài liệu để xem xét) diễn ra từ 1/10/2019 tới 30/9/2020.
Các doanh nghiệp Việt Nam bị nêu trong đơn kiện gồm: Công ty Cổ phần China Steel & Nippon Steel Việt Nam (CSVC). Mức thuế bán phá giá cáo buộc đối với doanh nghiệp Việt Nam là 27,98%
Theo thông báo từ phía Pakistan, các bên liên quan phải trình diện trước cơ quan điều tra trong vòng 10 ngày kể từ ngày khởi xướng (theo địa chỉ: Secretary, National Taiff Commission, State Life Building No.5, Blue Area, Islamabad).
Thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra và nộp các thông tin, bình luận là trong vòng 45 ngày kể từ ngày khởi xướng.
Được biết, phía Pakistan sẽ ban hành kết luận sơ bộ không sớm hơn 60 ngày và không muộn hơn 180 ngày từ ngày khởi xướng.
Việc ban hành kết luận cuối cùng sẽ diễn ra trong vòng 180 ngày từ ngày ban hành kết luận sơ bộ.
Trước diễn biến nói trên, Bộ Công Thương Việt Nam, trực tiếp là Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu có liên quan nhanh chóng trình diện trước cơ quan điều tra và tham gia hợp tác đầy đủ, trả lời bản câu hỏi điều tra để được hưởng mức thuế riêng.
Các doanh nghiệp cũng cần thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Pakistan để nâng cao tiếng nói với Chính phủ Pakistan, yêu cầu cơ quan điều tra xem xét nghiêm túc lợi ích kinh tế xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thường xuyên trao đổi với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Cục Phòng vệ thương mại lưu ý, bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc cơ quan điều tra Pakistan sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất do nguyên đơn đề xuất.
Việc bị áp dụng thuế chống bán phá giá cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu cho ngành sản xuất trong nước của Pakistan và/hoặc các đối thủ từ các quốc gia khác.
Mới đây, ngày 4/2/2021, Cơ quan Hải quan và Biên giới Canada (CBSA) thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cốt bê tông (Concrete reinforcing bar – mã HS: 7213.10, 7214.20, 7215.90, 7727.90) có xuất xứ từ Việt Nam, Algieri, Hi Lạp, Indonesia, Italy, Malaysia, Singapore. Vụ việc này đã được CBSA ra quyết định khởi xướng điều tra ngày 22/9/2020.
Theo kết luận sơ bộ, CBSA cho rằng thép cốt bê tông nhập khẩu từ các nước bị điều tra trên đã bán phá giá vào thị trường Canada. Đối với Việt Nam, CBSA sơ bộ kết luận biên độ phá giá là từ 3,7% đến 15,4% tùy nhà sản xuất, xuất khẩu cụ thể; các nước khác từ 4,5% đến 28,4%. Trong thời kỳ điều tra (01/06/2019 đến 30/06/2020), kim ngạch xuất khẩu thép cốt bê tông của Việt Nam đi Canada là xấp xỉ 66,5 nghìn tấn, tương đương khoảng 30 triệu USD.
Trên cơ sở kết luận sơ bộ nói trên, Canada sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời tương ứng với mức biên độ bán phá giá.
Có thể bạn quan tâm
16:09, 05/03/2021
11:00, 24/02/2021
04:00, 22/02/2021
Có thể bạn quan tâm
16:09, 05/03/2021
11:00, 24/02/2021
04:00, 22/02/2021
Có thể bạn quan tâm
16:09, 05/03/2021
11:00, 24/02/2021
04:00, 22/02/2021