An sinh trong bão dịch: Chính sách nào phù hợp?

Diendandoanhnghiep.vn Dịch bệnh COVID-19 đã khiến những khó khăn của nền kinh tế trong đại dịch đang ngấm ngày càng sâu vào từng người lao động và từng doanh nghiệp.

Trong Công điện ngày 31/7, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đang áp dụng Chỉ thị số 16 kiểm soát nghiêm ngặt, thực hiện ngay biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy".

Tuy nhiên, để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy” thì câu chuyện đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân là vấn đề rất quan trọng.

Công nhân Khu công nghiệp Thủ Dầu Một (Bình Dương). Ảnh: Tiền Phong.

Công nhân Khu công nghiệp Thủ Dầu Một (Bình Dương). Ảnh: Tiền Phong.

Trong những tháng đầu năm 2021, nhất là đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư từ ngày 27/4 đến nay, diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng mạnh, tạo áp lực lớn đến phát triển kinh tế và đời sống xã hội.  

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh tỷ lệ thất nghiệp cả nước hiện là 2,52%, trong đó khu vực dịch vụ ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Một số ngành đã suy giảm năm 2020, nay tiếp tục suy giảm sâu hơn như khu vực lữ hành giảm sâu 54,8%, doanh nghiệp dịch vụ, lưu trú giảm tiếp 2,7%, khu vực vận tải giảm 0,7%. Có 70.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.  

Đặc biệt, dịch bệnh đã tấn công vào thành trì rất quan trọng, đó là khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp sử dụng lực lượng lớn lao động, nơi có đóng góp nhiều cho kinh tế, thu ngân sách, nơi chiếm tỷ lệ lớn lực lượng lao động( xấp xỉ 4 triệu người); như Thành phố Hồ Chí Minh 1,6 triệu người, Bình Dương 1,2 triệu người, Đồng Nai 1,2 triệu người và một số địa phương như Long An, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội có tỷ lệ lớn lực lượng lao động trực tiếp.

Một số khu công nghiệp, doanh nghiệp tạm thời phải dừng hoạt động, như Bắc Giang phải đóng cửa 4 khu công nghiệp với 322 doanh nghiệp, 150.000 người lao động tạm ngừng việc, Bắc Ninh 42.000 lao động.  

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc và nhiều địa phương đã phải phong tỏa, giãn cách toàn bộ hoặc từng khu vực, phải đóng cửa hầu hết các dịch vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của hàng chục triệu lao động.  

Hình ảnh dòng người chạy xe máy rời Thành phố Hồ Chí Minh về quê những ngày qua đã cho thấy tầm quan trọng của chính sách an sinh, xã hội.

Bình luận về câu chuyện an sinh xã hội, TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhìn nhận an sinh xã hội phải là “phản ứng chính sách nghĩ đến đầu tiên” khi triển khai các quyết sách chống dịch.

Ông Dũng nhấn mạnh, giãn cách xã hội càng kéo dài thì nhóm lao động tự do, di cư càng lâm vào tình thế khó khăn. Vấn đề là chính quyền địa phương cần thiết kế một chương trình trợ giúp hợp lý; trường hợp nguồn lực địa phương không đủ, thì Trung ương phải vào cuộc ngay.

Ông Dũng cảnh báo: “Nếu không giải quyết tốt an sinh xã hội lúc này có thể dẫn đến những vấn đề về an ninh, trật tự và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lâu dài.

“Những người chọn cách trở về chiếm số lượng lớn trong lực lượng lao động của các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Sự thịnh vượng, phát triển kinh tế, công nghiệp của thành phố, cư dân thành thị được phục vụ dịch vụ dễ dàng một phần lớn từ đóng góp của nguồn nhân lực này. Nếu không giữ chân họ ở lại, sau dịch có thể là sự đứt gãy, thiếu hụt lao động”, ông Dũng nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) cho rằng câu hỏi thường trực với nhiều lao động đang ở trong phòng trọ, không thể ra đường lúc này là “những ngày tới sống như thế nào”, khi chưa trả lời được thì việc người dân chọn cách về quê là điều dễ dàng nhìn thấy trước.

“Các cơ quan chức năng cần có thông điệp rõ ràng và tổ chức một đợt cứu trợ ngay cho các nhóm lao động đang gặp khó khăn ở TP HCM và một số tỉnh phía Nam. Việc cứu trợ nên được chia làm hai giai đoạn: ngắn hạn (kéo dài khoảng một tháng đầu tiên) và trung hạn (tháng tiếp theo)”, ông Đồng nói.

Theo đó, vị chuyên gia nhấn mạnh trong giai đoạn ngắn hạn, chính quyền nên cứu trợ bằng tiền mặt và thức ăn, nhu yếu phẩm cho tất cả lao động ngoại tỉnh chưa về quê; nên ưu tiên nhóm công nhân, lao động tự do đang phải đi thuê trọ trước.

Tiền mặt trao tay để họ trả tiền phòng trọ, mua nhu yếu phẩm hằng ngày. Cùng với đó, thành phố giao tổ dân phố, chính quyền cấp xã, phường lập danh sách người lao động cần hỗ trợ”, Viện trưởng Viện IPS nói.

Cũng theo ông Đồng, trong giai đoạn cấp bách có thể chấp nhận chuyện sai số phần nào để cứu đói trước. Nếu còn chờ đợi bình xét bằng tiêu chí phù hợp hay không, thủ tục, giấy tờ xác nhận thì sẽ không kịp thời. Trong khi đó, rất nhiều lao động đã mất việc, kiệt quệ suốt hai tháng nay.

Thành phố có thể huy động nguồn xã hội hóa, các hội nhóm từ thiện, đồng hương cùng tham gia để giảm tải, trong khi chính quyền giữ vai trò điều phối. Để đảm bảo chính sách an sinh trở thành "lưới đỡ" cho tất cả lao động khó khăn lúc này, các tỉnh thành có thể lập đường dây nóng, tạo ứng dụng trực tuyến để tiếp nhận yêu cầu của người dân”, ông Đồng nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết An sinh trong bão dịch: Chính sách nào phù hợp? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713607917 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713607917 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10