CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) vừa báo cáo tài chính quý II/2019 với doanh thu thuần 871,5 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng doanh thu bán thủy sản 1.690 tỷ đồng, giảm 8% và chiếm 96% tổng doanh thu. Giá vốn hàng bán giảm mạnh từ 866 tỷ đồng xuống 765 tỷ đồng nên lãi nhuận gộp của công ty tăng 51% lên 106,3 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính tăng nhẹ lên 5,2 tỷ đồng còn chi phí tài chính 9,5 tỷ đồng, tăng 16%.
Chi phí bán hàng 26,8 tỷ đồng, tăng 34%. Chi phí quản lý doanh nghiệp 19,5 tỷ đồng, tăng 33%. Sau khi trừ đi các chi phí, lãi sau thuế của Thực phẩm Sao Ta đạt 51 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ. Theo giải trình của công ty, nguyên nhân là giá nguyên liệu giảm mạnh, trong khi đó công ty còn nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá bán tốt. 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần 1.629 tỷ đồng, giảm 7%. Lãi sau thuế 91,8 tỷ đồng, tăng 51,5% và bằng 51% kế hoạch năm. Tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của Sao Ta đạt 1.511 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho giảm từ 837 tỷ đồng xuống 699 tỷ đồng; khoản phải thu đạt 353 tỷ đồng, tăng 22%.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 07/05/2019
Trước đó, doanh thu, lợi nhuận của FMC biến động rất khó phán đoán do những bấp bênh mùa vụ đầu năm, khiến chặng đường còn lại của năm 2019 vẫn còn ẩn chứa khá nhiều kịch tính. Sụt giảm sản lượng và doanh số cũng là một trong những vấn đề được cổ đông lo ngại đối với hoạt động kinh doanh của FMC giai đoạn đầu năm. Ngay trong quý I/2019, doanh thu thuần của Công ty chỉ đạt 757 tỷ đồng, giảm 7% so với quý I/2018. Trong cơ cấu doanh thu quý I/2019 của FMC, thì doanh thu bán thủy sản vẫn là chủ yếu, gấp gần 20 lần doanh thu bán nông sản.
Tình trạng sụt giảm doanh thu thuần, ngoài việc tổng giá trị hàng bán chung giảm, còn có lý do trong quý I/2019, có phát sinh đáng kể một khối lượng hàng bán bị trả lại trị giá hơn 7,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2018 không bị xảy ra tình trạng này.
Vấn đề sụt giảm doanh thu giai đoạn đầu năm phần nào được ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT FMC giải thích với các cổ đông tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông 2019 khi cho biết, đây là tình trạng sụt giảm chung của toàn ngành.
Giải thích của người đứng đầu FMC không phải không có căn cứ, bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá xuất khẩu hàng thủy sản 3 tháng đầu năm 2019 là 1,7 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu hàng thủy sản 5 tháng năm 2019 đạt 3,17 tỷ USD, giảm 1% so với 5 tháng năm 2018.
Doanh số của FMC tuy để lại băn khoăn cho một số nhà đầu tư, nhưng doanh nghiệp này lại bù đắp cho cổ đông bằng một chỉ số quan trọng hơn là kết quả lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế quý I/2019 đạt 40,9 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, yếu tố cơ bản nhất khiến Công ty có được lợi nhuận tăng trong quý I/2019 là giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần.
Tuy nhiên, các khoản chi phí của FMC có biến động theo chiều hướng khác nhau và chưa có thông tin rõ ràng về diễn biến của các con số này thời gian tới. Trong quý I/2019, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ 6,7% so với cùng kỳ, trong khi chi phí bán hàng lại tăng hơn 19%. Khoản chi phí có biến động lớn nhất và đóng góp đáng kể vào lợi nhuận quý I là chi phí tài chính với mức sụt giảm 44,9% so với quý I/2019, chỉ còn gần 4,9 tỷ đồng.
Liên quan đến việc Thực phẩm Sao Ta là bị đơn bắt buộc trong kết luận sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 13 (POR13), công ty cho biết, sổ sách của Thực phẩm Sao Ta đã được nhân viên Bộ Thương mại Hoa kỳ thẩm tra là trung thực.
Mặt khác về mặt đạo đức kinh doanh, quan điểm công ty là tôn trọng pháp luật, cố gắng không vì lợi ích riêng mà làm phương hại tới cộng đồng. Bên cạnh đó, Thực phẩm Sao Ta cho biết, thời gian dài vừa qua, Việt Nam có nhập khẩu tôm từ một số nước như Ecuador, Ấn Độ. Nhưng đa phần lượng tôm này mượn Việt Nam trung chuyển để điểm tới cuối cùng là Trung Quốc.