Áp thuế chống bán phá giá với màng nhựa Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia

Đỗ Huyền 23/03/2020 11:58

Việt Nam vừa quyết định áp thuế chống bán phá giá với màng nhựa nhập khẩu của Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 880/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với màng nhựa Biaxially Oriented Polypropylene - BOPP) nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu màng nhựa của Trung Quốc là từ 14,99% đến 43,04%, của Malaysia là từ 10,91% đến 23,05% và của Thái Lan là 20,35%.

Lượng nhập khẩu màng nhựa tăng đột biến từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã gây sức ép và ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất trong nước.

Lượng nhập khẩu màng nhựa tăng đột biến từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã gây sức ép và ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất trong nước.

Bộ Công thương cho biết bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra vào tháng 8/2019 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 6/2019.

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), trong suốt hơn 7 tháng điều tra sơ bộ theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan cũng như Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới, Bộ Công thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Đồng thời như xem xét, tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng các sản phẩm màng nhựa. Kết quả điều tra cho thấy trong trường hợp ngành sản xuất sử dụng hết công suất thiết kế thì về cơ bản có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng trong nước.

Trong quá trình điều tra sơ bộ, Bộ Công thương cũng đã làm việc, tham vấn với các bên có liên quan để xem xét, xác định rõ phạm vi sản phẩm thuộc đối tượng điều tra. Kết quả điều tra cho thấy, với lượng nhập khẩu đã tăng mạnh vào thời kỳ điều tra, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất màng nhựa trong nước.

Hành vi bán phá giá này tiếp tục gây ra sức ép đáng kể cho các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước, thể hiện ở các tiêu chí như: sản lượng sản xuất, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, hàng tồn kho có nhiều biến động trong giai đoạn điều tra, các chỉ số này đều cho thấy xu hướng suy giảm rõ rệt, rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất trong nước thua lỗ, phá sản, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời với bột ngọt Trung Quốc và Indonesia

    14:06, 21/03/2020

  • Thép Việt lại bị điều tra chống bán phá giá

    14:37, 20/03/2020

  • Thép Việt bị Thái Lan áp thuế chống bán phá giá tối đa 51,6%

    16:55, 24/02/2020

Bộ Công Thương cho rằng, mức thuế chống bán phá giá tạm thời nêu trên được đưa ra theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, pháp luật Việt Nam và phản ánh đúng hành vi về giá bán của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài.

Để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để xác định các sản phẩm có yếu tố đặc biệt cần được loại trừ, miễn trừ cũng như tiến hành thẩm tra xác minh số liệu và tổ chức phiên tham vấn công khai để tất cả các bên có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình, đồng thời đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan, bao gồm cả người tiêu dùng cuối cùng. Vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào quý III-2020.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Áp thuế chống bán phá giá với màng nhựa Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO