Nguồn tin từ ba nhà cung cấp trực tiếp của Apple tham gia vào các cuộc đàm phán với đối tác ở Thái Lan cho biết, họ đang đàm phán để mở rộng sản xuất MacBook ở Thái Lan.
>>>Apple có thay đổi được cục diện “Mua trước trả sau”?
>>>Apple tiếp tục đẩy nhanh việc rời Trung Quốc
Mở rộng chuỗi cung ứng
Theo hãng tin Nikkei, mục tiêu chủ yếu của các nhà cung cấp cho Apple là mở rộng sản xuất MacBook ở Thái Lan với các đối tác đã có các khu phức hợp sản xuất, để thay thế cho các đối tác tại Trung Quốc bởi bối cảnh bất ổn địa chính trị.
Một giám đốc điều hành cấp cao của một trong những nhà cung cấp đã nói: “Lý tưởng nhất là Apple yêu cầu chúng tôi thiết lập các cơ sở sản xuất MacBook ở Việt Nam, giống như các nhà cung cấp khác của Apple, còn Thái Lan là một lựa chọn thay thế để xây dựng sản phẩm, nơi có nhiều khách hàng hơn”.
Nhà cung cấp này cũng cho biết Thái Lan đã sản xuất Apple Watch trong hơn một năm qua như một cơ sở sản xuất thay thế cho Trung Quốc. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của đất nước trong khu vực Đông Nam Á này ngày càng tăng. Lần này, Apple có khả năng sẽ mở rộng việc lắp ráp và sản xuất các linh kiện và mô-đun cho MacBook.
>>>Thêm dấu hiệu cho sự dịch chuyển của Apple đến Việt Nam
Một giám đốc điều hành của một nhà cung cấp khác cho biết công ty của ông đang xây dựng các nhà máy sản xuất và lắp ráp các linh kiện mới ở Thái Lan cho Apple, dự kiến hoàn thành trong năm nay. Ngoài ra ông này cũng cho biết công ty của ông ta cũng đang tìm kiếm một khu đất ở Việt Nam như một phương án dự phòng.
Theo nhà cung cấp này, việc mở thêm nhà máy ở Thái Lan là rất thuận tiện cho họ bởi nhà máy lắp ráp MacBook ở Việt Nam đã bắt đầu trước, nên việc hỗ trợ các linh kiện sẽ rất nhanh chóng, chỉ mất 2-3 ngày là được thông quan.
Tính toán và trở ngại của Apple
Lần đầu tiên Apple có kế hoạch sản xuất hàng loạt sản phẩm chủ lực như MacBook ngoài Trung Quốc là ở Việt Nam từ đầu năm nay, mặc dù Apple đã mất hàng chục năm để xây dựng chuỗi cung ứng khổng lồ của họ tại quốc gia này.
Tháng trước, CEO Tim Cook của Apple đã đến Trung Quốc và ca ngợi “mối quan hệ cộng sinh” của Apple với quốc gia này. Nhưng những vấn đề về địa chính trị đã buộc Apple phải tính toán lại. Apple đã dần chuyển một số dây chuyền sản xuất AirPods, Apple Watch, Ipad và MacBook sang miền bắc Việt Nam trong những năm gần đây. Số lượng nhà cung cấp của Apple tại Việt Nam đã tăng từ 14 vào năm 2018 đến 25 vào năm 2021 khi cuộc chiến thương mại bắt đầu leo thang (theo Nikkei Asia).
Việt Nam trở thành nước hướng lợi chính từ xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Apple. Tuy nhiên, Apple cũng đang gặp khó khăn ở đây khi gặp phải tình trạng thiếu lao động, đặc biệt là kỹ thuật viên và kỹ sư lành nghề do nhu cầu với những công nhân này tăng mạnh thời gian vừa qua. Thậm chí, theo một giám đốc điều hành công ty cung ứng cho Apple, họ đã phải thuê cả công nhân dây chuyền sản xuất ở Lào và Campuchia để lấp đầy nhà máy của họ ở Bắc Ninh.
Ngoài ra, chi phí lao động ở Việt Nam cũng tăng nhanh, chỉ trong vài năm, mức lương cơ bản ở đây đã bằng 80% so với mức lương của công ty này ở Thâm Quyến.
Eddie Han, nhà phân tích cấp cao của Isaiah Research, cho biết vấn đề thiếu lao động chất lượng hay chi phí lao động, đất đai tăng ở miền Bắc Việt Nam tăng khiến cho một số nhà cung cấp mở rộng tìm kiếm khu vực mở rộng sản xuất ở miền Trung Việt Nam.
Ngoài Việt Nam, Thái Lan cũng là một nước hưởng lợi mới từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Số lượng các nhà cung cấp máy chủ, trung tâm dữ liệu, máy in và ô tô ở nước này tăng nhanh từ năm 2018.
Nắm chặt cơ hội
Apple có lẽ đang có những do dự nhất định với kế hoạch mở rộng sản xuất ở Thái Lan của các nhà cung cấp.
Eddie Han cũng nói với báo giới rằng: “Chúng tôi biết một số nhà cung cấp của Apple đang thảo luận với Thái Lan về việc xây dựng dây chuyền sản xuất MacBook ở đây, nhưng có vẻ Apple không quá hào hứng với ý tưởng đó vào lúc này bởi Việt Nam vẫn gần gũi hơn về mặt địa lý với Trung Quốc và có nhiều hiệp định thương mại tự do hơn Thái Lan. Rõ ràng, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn Thái Lan ở chỗ vị trí địa lý và các hiệp định thương mại, điều này đã khiến Apple có lẽ còn đôi chút do dự khi tiếp tục mở rộng sản xuất sang các nước khác, như Thái Lan. Tuy nhiên Việt Nam phải nắm lấy cơ hội lần này để giữ chân Apple. Một khi gã khổng lồ này đặt trọng tâm vào Việt Nam sẽ kéo theo hàng loạt các chuỗi cung ứng, sản xuất, phân phối phát triển mạnh.
Nhưng giữ chân được Apple cũng không hề dễ khi bài toán thiếu nguồn nhân lực hay chi phí đất đai tăng.
Chỉ khi giải quyết được bài toán đó, Việt Nam sẽ không còn phải lo lắng những gã khổng lồ như Apple “nhấp nhổm” muốn tìm thêm lựa chọn khác.
Có thể bạn quan tâm