Trong mấy ngày qua, vụ Asanzo có vẻ như không có dấu hiệu hạ nhiệt mà còn lan tỏa sang tên tuổi khác đang chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng của Việt Nam.
Xin nói rõ, tôi ủng hộ những hãng như Asanzo. Họ đã mang lại cho người dùng Việt Nam cơ hội được sở hữu những sản phẩm chính hãng phù hợp với khả năng thanh toán eo hẹp. Tôi đánh giá cao Asanzo ở việc họ đã xác định đúng phân khúc khách hàng tiềm năng và lấp đầy thị trường bằng những sản phẩm phù hợp.
Chênh vênh Asanzo
Tuy nhiên, cái cần lên án chính là cách làm của họ. Theo đó, Asanzo đổ hàng núi tiền cho chiến lược xây dựng hình ảnh của một doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những sản phẩm không kiêu sa, nhưng đáp ứng tốt cho nhu cầu của một bộ phận lớn người dùng Việt Nam.
Bản chất một sản phẩm xuất xứ Trung Quốc không có tội lỗi gì cả. Nếu các doanh nghiệp như Asanzo mua sản phẩm Trung Quốc phù hợp, tạo thành một kênh phân phối với các chính sách bán hàng hiệu quả, họ cũng sẽ có nguồn thu ấn tượng.
Tôi đánh giá cao khát vọng của Asanzo trong việc xây dựng một nhãn hiệu thuộc sở hữu của người Việt. Thay vì hưởng hoa hồng từ phân phối, việc sở hữu một nhãn hiệu riêng sẽ tạo ra giá trị lớn hơn nhiều. Tiến hành R&D, yêu cầu các đối tác Trung Quốc sản xuất, bán tại Việt Nam cũng sẽ vẫn là chuyện bình thường. Tuy vậy, hàng hóa sản xuất ở đâu, buộc phải ghi xuất xứ ở đó. Apple không vì được sản xuất ở Trung Quốc mà trở nên rẻ rúng. Và nếu, một sản phẩm sản xuất ở Việt Nam chưa chắc đã thú vị. Tuy nhiên, nhìn vào đối tượng khách hàng chọn mua sản phẩm TV của Asanzo (thay vì mua Samsung, LG, Sony...), đa phần thuộc nhóm thu nhập thấp và khả năng tiếp cận thông tin không đa dạng bằng những bộ phận khách hàng khác, những điều sau đây cần được chú ý:
Một là: Asanzo là một cái tên hoàn toàn mới. Việc ghi nhận xuất xứ Trung Quốc luôn gắn liền với những sản phẩm kém chất lượng và trôi nổi;
Hai là: Trong tương quan với các sản phẩm rẻ tiền từ Trung Quốc, về mặt tâm lý thì hàng Việt Nam vẫn đáng để cân nhắc hơn. Đặc biệt là món hàng đã được bảo chứng bởi “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Tính bất chính trong chiến lược bán hàng của Asanzo nằm ở bản chất lừa dối người dùng về xuất xứ hàng hóa.
Tính bất chính trong chiến lược bán hàng của Asanzo nằm ở bản chất lừa dối người dùng về xuất xứ hàng hóa. Trong một chừng mực nào đó, nó tương tự như cách Khaisilk đã làm khi cắt nhãn các khăn lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc và ghi lên đó “Made in Vietnam”.
Tuy vậy, từ trải nghiệm cá nhân, tôi cho rằng kết cục của Asanzo sẽ khác một chút so với Khaisilk. Theo đó, đối tượng khách hàng của Khaisilk là tầng lớp thu nhập cao. Theo đó, họ có nhiều lựa chọn với mức chi trả tương đương. Nhưng ngay cả khi Asanzo bị phanh phui, thì họ sẽ gặp khó khăn tạm thời, chứ hoạt động kinh doanh không bị chấm dứt. Bởi, nhìn vào thị trường lúc này, phân khúc tivi giá rẻ đang hoàn toản bỏ ngỏ. Ngay cả khi biết đó là sản phẩm Trung Quốc, người dùng vẫn có rất ít lựa chọn, trừ phi có một hãng nào đó bước vào thị trường và lấp đầy khoảng chênh vênh mà Asanzo vừa đối mặt.
Có thể bạn quan tâm
06:30, 26/06/2019
06:01, 26/06/2019
16:10, 25/06/2019
11:30, 25/06/2019
10:00, 25/06/2019
06:30, 25/06/2019
00:02, 25/06/2019
14:05, 24/06/2019
Bài học ở lại
Sau sự việc Asanzo, Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao chắc chắn phải rà soát kỹ hơn nguồn gốc của các hãng trong danh sách Hàng Việt Nam chất lượng cao. Nhưng đây cũng chính là lúc điểm yếu của các cuộc bầu chọn lộ rõ nhất. Với một danh sách dài và đa dạng các lĩnh vực, về mặt logic khả năng bầu chọn mang tính hình thức cho cái gọi là “hàng Việt Nam chất lượng cao” không phải là không có.
Từ vụ việc này, có mấy điều rút ra được:
Thứ nhất, điều cần thiết nhìn từ góc độ của người dùng là đừng quan tâm đến nhãn hiệu hoặc xuất xứ của hàng hóa, mà thay vào đó nên quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm. Tuy vậy, thay vì đưa trách nhiệm này cho người dân, cơ quan quản lý nhà nước nên cân nhắc xem lại cách xây dựng các tiêu chuẩn. Trong nhiều trường hợp, rõ ràng, bộ tiêu chuẩn Việt Nam đã quá lạc hậu và thấp so với tiêu chuẩn của các quốc gia khác.
Thứ hai, đối với những hành vi cung cấp các thông tin không rõ ràng về xuất xứ hàng hóa, cần phải có sự xử lý nghiêm túc từ Nhà nước. Nó không chỉ bảo đảm tính lành mạnh của thị trường, mà quan trọng hơn là bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và tránh nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn chân chính trước các rủi ro về xuất khẩu hàng hóa.