Bà Rịa - Vũng Tàu và VCCI đồng hành tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những địa phương đầu tiên đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Ông Phạm Tấn Công, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh khi tham dự Hội nghị trực tuyến giữa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Hiệp hội thương mại Mỹ, diễn ra ngày 14/9/2021.

Theo Chủ tịch VCCI, đây là tín hiệu tích cực thể hiện thiện chí và sự lắng nghe của địa phương để duy trì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế. 

Đại dịch đã tác động nặng nề tới các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Ông Phạm Tấn Công, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Đại dịch đã tác động nặng nề tới các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Đại dịch "bào mòn" sức khoẻ doanh nghiệp

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những năm gần đây luôn dẫn đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ năm 2018 đến nay liên tục thăng hạng rất nhanh. Địa phương cũng đang làm rất tốt công tác phòng chống dịch, dù đang ở kế bên các địa phương dịch bệnh Covid-19 căng thẳng như TP HCM và Bình Dương.

Hoa Kỳ là đối tác kinh tế hết sức quan trọng của Việt Nam, VCCI rất trân trọng những đóng góp của doanh nghiệp Hoa Kỳ nói chung và của Amcham nói riêng vào sự phát triển của Việt Nam, các doanh nghiệp của Amcham đóng góp tới 40% sản lượng hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ. “Nhưng cơ hội và dư địa của các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam còn rất lớn, cơ hội thành công rất tốt, đặc biệt là cơ hội đầu tư vào những địa phương như Bà Rịa – Vũng Tàu”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Ông Phạm Tấn Công khẳng định: VCCI luôn sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam.

“Đại dịch đã tác động nặng nề tới các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, ngày 9/9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP/2021 với nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh”, Chủ tịch VCCI khuyến nghị các doanh nghiệp thuộc Amcham và các nhà đầu tư nghiên cứu kỹ nội dung nghị quyết này.

Đặc biệt, ông Phạm Tấn Công cho biết, trong Nghị quyết 105, Chính phủ cũng giao VCCI nhiệm vụ nắm bắt tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp chuyển tới Chính phủ và các cơ quan liên quan. Giao VCCI tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp.

“Không tới 1 tuần nữa, VCCI chính thức ra mắt Hội đồng hợp tác doanh nghiệp ứng phó COVID-19, cùng với đó là nền tảng online hoạt động 24/7 tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp liên quan dịch bệnh Covid-19 bắt đầu từ các vấn đề y tế, sức khoẻ của người lao động đến duy trì sản xuất lưu thông hàng hoá…”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Đồng thời cho biết, tham gia Hội đồng ngoài các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp doanh nghiệp, còn có đại diện các bộ ngành để tăng cường kết nối trực tiếp giữa cộng đồng doanh nghiệp và các bộ ngành, nâng cao hiệu quả của công tác vận động chính sách. Ông Phạm Tấn Công mời Amcham và các doanh nghiệp Hoa Kỳ tham gia để thêm một kênh hỗ trợ doanh nghiệp.

Về các kiến nghị, Chủ tịch VCCI cho biết ghi nhận các kiến nghị chung và sẽ báo cáo Chính phủ và các cơ quan trung ương. “Chúng tôi cũng đang xúc tiến việc gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp dự kiến tổ chức trong tháng 10 tới. VCCI Khẳng định luôn đồng hành các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ thích ứng vượt qua đại dịch”, ông Phạm Tấn Công một lần nữa nhấn mạnh.

Mong muốn được cùng VCCI ghi nhận những kiến nghị của doanh nghiệp và sớm trình lên Chính phủ, ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cảm ơn Chủ tịch VCCI đã tham dự cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp nhà đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết ông rất thấu hiểu với những khó khăn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong giai đoạn làn sóng COVID-19 lần thứ tư. 

ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ông rất thấu hiểu những khó khăn của các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Đến nay, toàn tỉnh có 339 doanh nghiệp với 34.413 lao động đang hoạt động mô hình “3 tại chỗ”, “một cung đường - hai điểm đến”…  Với những nỗ lực tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp trong tình hình dịch bệnh, các doanh nghiệp đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bí thư Tỉnh ủy nhận định, tình hình dịch bệnh tại Bà Rịa – Vũng Tàu đang có xu hướng giảm trong 10 ngày trở lại đây, bình quân mỗi ngày chỉ có 30 ca nhiễm COVID-19. Chính quyền địa phương và cộng đồng đang nỗ lực thực hiện tốt nhất về công tác an sinh xã hội cho người dân. 

“Nhưng chúng tôi hiểu như vậy là chưa đủ bởi COVID-19 đã bào mòn “sức khoẻ” doanh nghiệp và người dân. Chúng tôi đánh giá cao sự đồng hành của doanh nghiệp trong thực hiện triệt để giảm thiểu dịch bệnh tại Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua”, ông Phạm Viết Thanh nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy cũng nhận định, doanh nghiệp đang thay đổi thích ứng một cách nhanh nhất với tình hình đại dịch. Với nỗ lực tự làm mới mình, 8 tháng đầu năm tỉnh đã giữ được giá trị xuất khẩu hàng hoá gần 5 tỷ USD, nhập khẩu hàng hoá nguyên liệu 4.7 tỷ USD. Riêng về đầu tư, 8 tháng đầu năm đã có 827 triệu USD, tăng hơn so với cùng kỳ. Đặc biệt, Vũng Tàu có 58 cảng biển và cảng thuỷ nội địa, trong thời gian này, các doanh nghiệp cảng biển đều hoạt động đảm bảo cho hoạt động xuyên suốt, đảm bảo cung ứng hàng hoá vật tư nguyên liệu cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Đáng nói, các dự án hạ tầng vẫn thúc đẩy và đầu tư của địa phương vẫn tiếp tục được phê duyệt và triển khai. Cụ thể, tháng 7/2021, tỉnh đã Trung ương được phê duyệt các dự án đầu tư chiến lược như dự án đầu tư công trung hạn cho dự án nối Biên Hoà với TP Vũng Tàu, dự án cầu Phước An, dự án đầu tư kéo điện lưới từ đất liền ra Côn Đảo, dự án đầu tư nânng cấp sân bay Côn Đảo. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu dự án vành đai 4, nghiên cứu đầu tư đường sắt Cái Mép Thị Vải – Biên Hoà. “Do đó, chúng tôi nhận thức rõ cần tiếp tục thúc đẩy đầu tư trong tương lai”, ông Phạm Viết Thanh khẳng định. 

Xác định sống chung với dịch bệnh, lãnh đạo tỉnh quyết định mở cửa trở lại theo thẩm quyền được giao, bảo đảm người dân an toàn và doanh nghiệp được hoạt động, trong đó, ưu tiên lúc này là phòng chống dịch song song với kết quả kiểm soát dịch tiếp tục mở cửa nền kinh tế linh hoạt bám sát tình hình từng thời điểm.

“Muốn làm được vậy sự tham gia của doanh nghiệp, nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng là chủ thể có yếu tố quyết định với chính sách mở cửa nền kinh tế”, Bí thư Tỉnh uỷ nhấn mạnh. Đồng thời khẳng định hỗ trợ, đồng hành và lắng nghe các doanh nghiệp, bởi bất kỳ sự “chậm trễ” nào của địa phương cũng sẽ khiến bỏ lỡ cơ hội để mở cửa lại, hồi phục và phát triển nền kinh tế.

Linh hoạt phối hợp các mô hình duy trì sản xuất

Tại Hội nghị, bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho biết đại dịch COVID-19 đã tác động lớn tới các doanh nghiệp. Khảo sát của Amcham cho thấy 15% doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, 50% doanh nghiệp đã giảm 50% lao động. Các con số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc ngừng hoạt động một phần vẫn tiếp tục tăng kể từ khi khảo sát được thực hiện đầu tháng 7 tới nay. 

“Với các biện pháp tiếp tục thực hiện để mở cửa nền kinh tế như mô hình “3 tại chỗ” đã hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, nhưng đây không phải mô hình tối ưu trong giai đoạn COVID-19”, Giám đốc Amcham nhận định. Do đó, cần hài hoà các chính sách về mở cửa nền kinh tế và đảm bảo tình hình chống dịch, đảm bảo sức khoẻ người dân.

Đồng thời cho biết, có tới 85% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, vaccine là “chìa khoá” để mở cửa an toàn nền kinh tế. 45% doanh nghiệp đã có đầy đủ nhân viên tiêm mũi vaccine đầu tiên, tốc độ mở rộng cần tiếp tục thời gian tới.

“Chúng tôi ủng hộ việc chỉ huy chống dịch trên quy mô cả nước của Chính phủ, đồng thời ủng hộ chính sách mở cửa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt là việc phát triển trung và dài hạn cũng như việc hỗ trợ triển khai vaccine”, bà Mary Tarnowka nhấn mạnh. Đồng thời đề xuất  quy trình cách ly với những người đã được tiêm vaccine đủ 2 mũi một cách đơn giản hơn, không chỉ với chuyên gia mà là cả với các nhà đầu tư.

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các Hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các Hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đồng quan điểm, ông Andrew Lien, Công Ty TNHH Ashton Furniture Consolidation cũng bày tỏ việc cấp giấy phép đi lại giữa các địa phương cần thuận lợi hơn.

“Việc cấp giấy phép đi lại có thể dễ dàng hơn không khi mà hiện nay việc chúng tôi di chuyển từ Bình Dương tới Bà Rịa Vũng Tàu có rất nhiều chốt chặn và nhiều quy định nghiêm ngặt gây khó khăn”, ông Andrew Lien đặt vấn đề.

Ông Andrew Lien khẳng định doanh nghiệp đang có kế hoạch xây dưng kho ngoại quan và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Vũng Tàu, cũng như đang triển khai công trình tại KCN Phú Mỹ 3 bất chấp đại dịch. Doanh nghiệp kỳ vọng sớm triển khai các dự án khác và lạc quan với những cơ hội ở phía trước. “Việc đưa ra các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp để các cơ sở vận tải vận chuyển được thiết lập là quan trọng, chúng ta cần tìm thấy cơ trong nguy”, ông Andrew Lien nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Kỳ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) cho rằng, việc áp dụng “3 tại chỗ” về lâu dài là không phù hợp. “Chúng tôi dề xuất áp dụng đồng thời “3 tại chỗ" và “2 không tại chỗ”, kết hợp vùng xanh - vùng vàng - vùng cam để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông suốt”, ông Kỳ nhấn mạnh. 

Đồng thời đề xuất tỉnh cũng cần làm việc với các bên liên quan như Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan… đưa ra những thay đổi cần thiết về quy định hải quan, ví dụ như chấp nhận bản lược kê hàng hoá trong các đơn hàng đặc biệt ở cảng Cái Mép, để cảng có thể hoạt động thông suốt như một cảng quốc tế.

Trả lời kiến nghị của các doanh nghiệp, ông Phạm Viết Thanh cho biết, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hinh "1 tuyến đường 2 điểm đến" và "3 tại chỗ", tới đây chúng ta có kế hoạch để mở lại nền kinh tế.

“Chúng tôi đã có 4/8 huyện thị là vùng xanh, những nơi này chúng tôi xây dựng phương án lao động an toàn, hành trình an toàn, doanh nghiệp an toàn, tức là lao động, doanh nghiệp cùng vùng an toàn đó có thể di chuyển bằng xe máy theo hành trình từ nhà tới nơi sản xuất. Còn với những vùng từ vùng đỏ chúng tôi mong muốn thực hiện triệt để để có thể sớm hồi phục lại sản xuất”, ông Phạm Viết Thanh nhấn mạnh.

Ông Thanh cũng đồng thời khẳng định, lựa chọn “3 tại chỗ” chỉ là trong tình huống bắt buộc, do đó, mục tiêu là sớm xanh hoá để sớm tháo bỏ sản xuất 3 tại chỗ. Tỉnh cũng sẽ sớm làm việc với các địa phương như TP HCM để có phương án áp dụng thống nhất giữa các địa phương trong di chuyển và vận chuyển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bà Rịa - Vũng Tàu và VCCI đồng hành tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711717225 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711717225 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10