Bác sĩ - lương sao chẳng xứng với nghề

Diendandoanhnghiep.vn Thực sự là cười ra nước mắt khi so sánh lương bác sĩ chuyên khoa không bằng thu nhập của một lao động chân tay phổ thông.

>> Khủng hoảng nhân lực y tế công: Vì sao hàng nghìn y bác sỹ "tháo chạy"?

Tôi có cô con gái, trước khi vào đại học tôi nịnh nọt các kiểu để cháu thi vào ngành Y, ngành mà tôi mơ ước được phục vụ. Ngành cao quý với nhiệm vụ giữ sức khoẻ, sinh mạng cho con người, đơn giản là ngành cứu người. Nhưng với tư duy của một cô bé lớn lên từ phố phường, cháu thẳng thừng từ chối. Lý do rất đơn giản: “Con không thích”.

Bác sĩ Sơn đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Bác sĩ đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

Tôi viện dẫn nào các bạn bè của tôi từ Nhật sang đây nhiều người là bác sĩ, thành đạt, giàu có và rất đáng kính trọng, nhất là các bác sĩ nha khoa. Tôi nhe cả răng chỉ cho con gái xem chiếc răng được chữa trị bên Nhật sau nhiều năm vẫn ổn định như thể hiện sự hàm ơn trân trọng vị nha sĩ, cũng như kể về gia đình ông ấy bên Nhật như là tấm gương để có thể noi theo. Nào bác sĩ được hưởng lương cao, chế độ đãi ngộ tốt như thế nào? Được trọng vọng có địa vị cao trong xã hội như thế nào?

Nhưng có lẽ bây giờ tôi thấy lựa chọn của con gái không theo ngành Y là đúng khi chế độ lương bổng đãi ngộ cho bác sĩ ở Việt Nam chẳng hề tương xứng với công sức đầu tư học tập, rồi chữa trị bệnh tật… cho mọi người.

Nói chuyện với con gái mới giật mình nhận ra những kiến giải xác đáng của cháu. Ngành Y phải học nhiều thời gian, học liên tục, học nhiều, nghiên cứu suốt đời, phải tiếp xúc với người bệnh trong bệnh viện, là môi trường làm việc có tính độc hại cao, phải trực đêm, trực ca. Thời gian biểu sinh học cũng như thời gian dành cho gia đình, sở thích, hưởng thụ cuộc sống rất ít. Chưa kể bác sĩ nước ngoài chỉ lo tập trung chuyên môn chữa bệnh, không phải lo các vấn đề khác. Bác sĩ Việt Nam vừa chữa bệnh, còn lo bệnh nhân trốn viện “bùng” thanh toán chi phí điều trị; vừa chữa bệnh vừa lo người nhà bệnh nhân hành hung khi không làm vừa ý họ.

Mức lương thưởng đãi ngộ thì quá thấp so với giá trị cống hiến. Nếu tính thu nhập từ lương thì một bác sĩ với thâm niên 10 năm công tác sau khi trừ hết các khoản bảo hiểm, quỹ nọ, quỹ chai… thì không bằng chõ xôi ăn sáng hay xe nước mía bán cho công nhân ở cổng khu công nghiệp.

Câu chuyện của người cha từng bán đất cho con theo học bác sĩ, làm đến Phó khoa Sản của Bệnh viện đa khoa Chân Mây huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế chia sẻ:  “Gia đình tôi có 7 người con, sau khi Q. đậu đại học, hai vợ chồng tôi đã làm đủ nghề để cố gắng nuôi con ăn học. Đến lúc đi học 2 năm lớp chuyên khoa 1, gia đình tôi bán cả đất để cho con đi học. Nhưng sau bao nhiêu năm trời cố gắng mà lương trung bình chỉ được 7 triệu đồng/tháng, tính ra còn thua cả những người làm nghề thợ hồ ở quê khi một ngày công trung bình cũng đã 300 - 350 nghìn đồng/ngày”

Thực sự là cười ra nước mắt khi so sánh lương bác sĩ chuyên khoa không bằng thu nhập của một lao động chân tay phổ thông.

>> Nghệ An: Nghỉ việc bị giữ bằng gốc, bác sỹ trẻ cầu cứu

>> “Để yên cho bác sỹ hiền”

>> Hành hung bác sỹ ở Hải Dương: Sự vô ơn đến tận cùng

Ở các thành phố lớn, bác sĩ làm trong bệnh viện rồi có làm thêm bên ngoài ở cơ sở tư nhân. Ai mạnh dạn và có sức thì mở thêm phòng khám tư bên ngoài thì cũng phải làm cật lực mới có thu nhập tương đối. Còn nếu cứ cố thủ “chân chỉ hạt bột” làm trong bệnh viện thì chỉ trông cả vào đồng lương.

Để mỗi khi mùa cưới, người cứ run lên bần bật nhẩm tính khi nhìn hay nhận được thiếp mời. Tại sao cứ vin vào danh hiệu cao quý, nhưng mơ hồ “lương y như từ mẫu”, cứ ca ngợi vinh danh các “thiên thần áo trắng”, nhưng chế độ lương bổng đãi ngộ vẫn chỉ hát mãi điệp khúc “lối cũ ta về”.

Bằng khen, giấy khen không nộp thay được học phí cho con, không mang bằng khen đi dự đám cưới của đồng nghiệp cho được. Cha mẹ hai bên gia đình, con cái học hành, nhà cửa, sinh hoạt, tích luỹ... quan hệ đối nội đối ngoại “trăm dâu đổ đầu lương” đến mức bác sĩ N.V.Q, Phó trưởng khoa Ngoại - Phụ sản, Trung tâm y tế huyện Phú Lộc, cơ sở Chân Mây (Thừa Thiên Huế) ba lần viết đơn từ 7/12/2022 để đơn phương xin chấm dứt hợp đồng, bung ra ngoài kiếm sống. Giữ vị trí trụ cột lao động chính trong nhà mà mức thu nhập không thể trang trải nổi, cực chẳng đã mới phải viết đơn xin thôi việc.

“Trăm cái lý không bằng một tí cái tình”, người Việt là thế, nếu nghiêm thì phải nghiêm đều, còn đúng là về lý bác sĩ Q chưa hết thời gian cam kết sau đào tạo do được tuyển dụng từ ngày 5/8/2013. Được cử đi học bác sĩ CKI chuyên ngành Sản phụ khoa trong 2 năm từ 12/9/2016. Học đào tạo tập trung với cam kết: “Sau khi tốt nghiệp về đơn vị và làm việc lâu dài cho Bệnh viện đa khoa Chân Mây thời gian tối thiểu gấp 3 lần thời gian đào tạo”.

Tốt nghiệp năm 2018 thì phải đến năm 2024 bác sĩ Q mới hoàn thành cam kết, nhưng ai đảm bảo cho gia đình cho gia đình bác sĩ Q trang trải cuộc sống đến thời điểm đó thì không ai cam kết. Mặc dù lý do xin nghỉ việc ghi rõ là: “Lương thấp”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bác sĩ - lương sao chẳng xứng với nghề tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713479238 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713479238 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10