Dưới sức ép của các lệnh trừng phạt, Triều Tiên sẽ phải tìm kiếm cơ hội đàm phán tiếp theo với Mỹ. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng muốn như vậy để gia tăng uy tín trên chính trường Mỹ.
Thượng đỉnh Mỹ- Triều vừa qua tại Hà Nội đã kết thúc sớm hơn dự kiến và không đưa ra được tuyên bố chung, nhưng cả Mỹ và Triều Tiên vẫn không xem đó là một thất bại.
Những ý kiến trái chiều
Việc biện minh Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 thành công chính là nhằm chứng tỏ chính sách ngoại giao của ông Kim Jong- un là đúng đắn. Tuy lãnh đạo Bình Nhưỡng không bị chỉ trích công khai trong nước, nhưng dường như chính sách ngoại giao của ông Kim Jong- un cũng gặp chống đối từ trong nội bộ chính quyền Triều Tiên. Theo báo cáo của một tổ chức phi chính phủ được công bố vào tuần trước, từ năm 2018, nhiều quan chức bất đồng với chính sách ngoại giao của ông Kim đã bị thanh trừng.
Nhân dịp Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 tại Hà Nội, Việt Nam đã quảng bá ra thế giới hình ảnh một đất nước yêu chuộng hòa bình, đạt nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Tuy vậy, riêng đối với cá nhân ông Kim Jong-un, dù Thượng đỉnh lần 2 chưa đạt kết quả như mong muốn, nhưng ít ra đã giúp củng cố vị thế của ông như là lãnh đạo một cường quốc hạt nhân, gần như đứng ngang hàng với Tổng thống Mỹ, chứ không còn là lãnh đạo của một quốc gia “bất hảo”, bị thế giới cô lập như trước đây.
Trước đó cuối tuần trước, tại Hà Nội, hai bên đã đổ lỗi cho nhau về sự chưa thành công như mong đợi của Thượng đỉnh lần 2. Tổng thống Trump giải thích rằng cuộc họp không đạt kết quả vì Triều Tiên nhất quyết đòi bãi bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt được ban hành do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trong khi phía Triều Tiên khẳng định điều ngược lại, trước mắt họ chỉ yêu cầu giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt đổi lại việc tháo dỡ cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 04/03/2019
09:47, 02/03/2019
09:22, 02/03/2019
17:24, 01/03/2019
15:03, 01/03/2019
14:29, 01/03/2019
18:00, 28/02/2019
Nhân tố bí ẩn đằng sau Thượng đỉnh Mỹ- Triều
Dù chương trình nghị sự Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 đã được chuẩn bị rất chu toàn, nhưng 2 bên không đạt được thỏa thuận. Điều này đã tạo ra phỏng đoán: phải chăng đã có nhân tố nào gây áp lực? Rất có thể, nhân tố “ngáng chân” đại sự Mỹ - Triều là bên thứ ba.
Đối với Trung Quốc, thì với kết quả nào của Thượng định Mỹ- Triều, họ cũng hưởng lợi. Nếu Mỹ bỏ cấm vận, hàng hóa giá rẻ đang dồn ứ vì chiến tranh thương mại sẽ lập tức tràn ngập lãnh thổ Triều Tiên, y như đã từng xảy ra với Việt Nam hàng chục năm nay. Trong khi, hàng hóa các nước khác, ngay cả Hàn Quốc, không có được lợi thế này, vì giá đắt và các ràng buộc pháp lý phải tháo gỡ.
Còn nếu Mỹ tiếp tục cấm vận, Triều Tiên tiếp tục thù địch với Mỹ và các đồng minh, thì “tấm đệm an ninh” của Trung Quốc cũng sẽ có giá chẳng kém gì món lợi thương mại, chưa kể đó còn là món hàng nặng ký để đổi chác trong vấn đề Đài Loan.
Trong khi đó, đối với ông Trump, việc nới bỏ cấm vận đối với Triều Tiên thì dễ, nhưng áp dụng lại biện pháp này có thể sẽ gặp trở ngại, nhất là khi Trung Quốc- một trong 5 thành viên thường trực Liên Hợp Quốc- đang có nhiều bất đồng với Mỹ. Bởi vậy, việc Trump không nhượng bộ Triều Tiên trong đàm phán vừa qua là điều dễ hiểu.
Dù chuyện gì đã hoặc sẽ xảy ra, Việt Nam vẫn là bên hưởng lợi, nhờ vào vị thế nước chủ nhà tổ chức Thượng đỉnh Mỹ- Triều vừa qua. Việt Nam không dễ để có thêm một cơ hội như vừa qua và những người “tặng” món quà đó cho Việt Nam chính là ông Trump và ông Kim.