Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương Chính phủ về kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan đã triển khai quyết liệt các hoạt động đồng bộ, qua đó đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm.
Đặc biệt, việc triển khai Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở tất cả các cấp, góp phần tăng cường hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nghị quyết119 nhằmngăn chặnhành vi gian lận xuất xứ
Trong bối cảnh Việt Nam đang và sẽ thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, diễn biến phức tạp của thương mại quốc tế, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ-Trung, sự điều chỉnh chính sách của một số đối tác thương mại lớn trong thời gian qua, cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, toàn diện để tăng cường quản lý nhà nước về ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp nhằm phát triển bền vững xuất khẩu, bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính của Việt Nam..
Có thể bạn quan tâm
14:29, 27/12/2019
11:00, 21/12/2019
01:05, 18/12/2019
11:00, 29/11/2019
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp (Nghị quyết).
Nghị quyết được xây dựng nhằm ngăn chặn, không để xảy ra các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất Việt Nam; duy trì tăng trưởng xuất khẩu theo hướng bền vững; thu hút hợp tác, đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là triển khai các Hiệp định FTA thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả cam kết trong các khuôn khổ đa phương và các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế.
Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra 5 nhóm giải pháp toàn diện,gồm hoàn thiện hệ thống pháp lý về xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa để triển khai có hiệu quả các hoạt động ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; tăng cường năng lực bộ máy giám sát, kiểm tra để triển khai có hiệu quả các giải pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; chủ động kiểm tra, điều tra, xác minh để phát hiện các hành vi vi phạm, gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, xử lý nghiêm minh các vụ việc được phát hiện; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để ngăn chặn, phòng ngừa không để xảy ra các vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phối hợp ngăn chặn và xử lý các vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cùng các Bộ/ngành liên quan sẽ chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ trong Nghị quyết tương ứng với các nhóm giải pháp như trên để đảm bảo hiệu quả thực thi của Nghị quyết.
Ngăn chặn khoảng trống pháp lý
Trước đó, tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành công thương tổ chức gần đây, TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã đề nghị Bộ Công Thương làm đầu mối trình chính phủ ban hành ngay Nghị định về xuất xứ “Made in Viet Nam” cho hàng hóa sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam.
Theo TS. Lộc, hiện nay chúng ta đang có khoảng trống pháp luật trong lĩnh vực này. Việc này làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không yên tâm. Đơn cử, bây giờ muốn xử lý sai phạm của Asanzo cũng rất khó, vì nhà nước chưa có quy định nào về sản xuất “made in Vietnam”. Không có quy định thì nhà nước không thể buộc tội doanh nghiệp.
"Vấn đề Asanzo không chỉ là chuyện của doanh nghiệp, mà của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Việc xử lý một cách không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam và tạo điều kiện hưởng lợi cho doanh nghiệp của nước khác, các nền kinh tế xung quanh. Như vậy sẽ không có lợi cho sự phát triển doanh nghiệp dân tộc của chúng ta", TS. Vũ Tiến Lộc bày tỏ.
Bà Trịnh Thu Hiền - Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chia sẻ, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cần nắm vững quy tắc xuất xứ để tận dụng được ưu đãi từ thuế quan từ các FTA. Đặc biệt, đối với các trường hợp cộng gộp xuất xứ của hai bên gồm Việt Nam và 28 nước thành viên EU, và với các nước ASEAN còn cho phép cộng gộp xuất xứ mở rộng như thỏa mãn các yêu cầu về quy trình sản xuất. Nếu nguyên liệu này thuộc danh sách được liệt kê theo quy định. Nguyên liệu có xuất xứ từ các nước ASEAN có cam kết tuân thủ các quy định tại Nghị định thư này và có hợp tác hành chính cần thiết với EU để bảo đảm việc thực thi đầy đủ Nghị định thư này với EU và giữa họ với nhau.
Còn theo bà Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ Tài chính, trước nguy cơ bị “mượn đường” và hàng hóa nước ngoài lợi dụng để đội lốt, giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang các nước đối tác trong FTA mà Việt Nam là thành viên nhằm hưởng thuế suất ưu đãi, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều giải pháp ngăn chặn. Cơ quan hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa ngay tại cửa khẩu, kiểm tra sau thông quan các lô hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nghi vấn về gian lận xuất xứ. Bên cạnh đó, cơ quan hải quan phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, xác minh năng lực sản xuất của doanh nghiệp.