Băn khoăn khi ban hành một luật phải sửa nhiều luật

Nguyễn Việt 16/04/2018 16:33

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về xu hướng một luật sửa nhiều luật, lồng ghép các ưu đãi làm cho hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt: Tính toán nguồn lực để

    Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt: Tính toán nguồn lực để "nói đi đôi với làm"

    12:53, 16/04/2018

  • Dự án Luật thuế tài sản: Khi lòng dân không thuận

    05:11, 16/04/2018

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu Luật Thuế tài sản được áp dụng?

    09:36, 15/04/2018

  • Những băn khoăn về dự thảo luật “đặc khu”

    14:44, 14/04/2018

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đã cho biết như vậy tại thảo luận về điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật năm 2018 và chương trình xây dựng pháp luật 2019, chiều 16/4. Đơn cử, việc ban hành Luật Quy hoạch dẫn đến phải sửa hơn 25 luật; xây dựng Luật Quốc phòng (sửa đổi) yêu cầu sửa đổi, bổ sung ban hành mới 9 luật, pháp lệnh; nhiều luật lồng ghép các ưu đãi...

Qua thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về vấn đề này, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nhận định, thời gian qua, thực hiện các quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động lập pháp đã được cải tiến trong tất cả các khâu.

Tuy nhiên, việc lập và triển khai Chương trình vẫn còn những hạn chế. Hồ sơ đề nghị xây dựng một số dự án luật (như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Luật Phòng, chống HIV/AIDS (sửa đổi), Luật Dự phòng, nâng cao sức khỏe...) chưa được chuẩn bị kỹ, tình trạng xin lùi, rút, bổ sung dự án vào Chương trình vẫn còn diễn ra thường xuyên (năm 2017 bổ sung 6 dự án, lùi thời gian trình 5 dự án, rút khỏi Chương trình 3 dự án, 2 dự án được thông qua theo quy trình 3 kỳ họp. Năm 2018, Chính phủ đề nghị điều chỉnh thời gian trình 3 dự án, bổ sung 10 dự án)...

Về chương trình xây dựng pháp luật năm 2018, ông Định cho biết, đề nghị của Chính phủ được chuẩn bị sớm, công phu hơn, tờ trình và hồ sơ kèm theo lần đầu tiên được gửi đúng hạn, mặc dù chất lượng hồ sơ đề nghị xây dựng luật vẫn còn những điểm phải lưu ý.

Cụ thể, Chính phủ đề nghị rút ra khỏi Chương trình 1 dự án, lùi thời gian trình 2 dự án, bổ sung vào Chương trình 10 dự án luật (trong đó có 6 dự án liên quan đến Luật Quy hoạch), 1 dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Qua thẩm tra, đề nghị tại kỳ họp thứ 5, trình Quốc hội thông qua 8 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết (trong đó có nhóm một luật sửa 11 luật); cho ý kiến 9 dự án luật (trong đó có nhóm một luật sửa 04 luật).

Tại kỳ họp thứ 6, trình Quốc hội thông qua 14 dự án luật, trong đó có 9 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5; 1 dự án (Luật Bảo vệ bí mật nhà nước) đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4; 3 dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến quy hoạch được xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công (nếu chuẩn bị tốt) và cho ý kiến 5 dự án luật khác. Đồng thời, bổ sung vào Chương trình năm 2018 dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường.

Về dự kiến Chương trình năm 2019, Ủy ban Pháp luật kiến nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 sẽ gồm 16 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Băn khoăn khi ban hành một luật phải sửa nhiều luật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO