Bản lĩnh người Anh hùng!

Diendandoanhnghiep.vn Nếu ví Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành là một con thuyền, thì Anh hùng lao động Lê Văn Kiểm chính là vị "thuyền trưởng" tài ba, bản lĩnh, hội đủ tâm - tầm - tài - đức.

Ông Lê Văn Kiểm - Chủ tịch Hội Doanh nhân CCB Việt Nam và bà Trần Cẩm Nhung - Phó CT HĐQT Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành đã được Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới tại lễ tuyên dương

Ông Lê Văn Kiểm - Chủ tịch Hội Doanh nhân CCB Việt Nam và bà Trần Cẩm Nhung - Phó CT HĐQT Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành đã được Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới tại lễ tuyên dương "Những tấm gương sáng vì cộng đồng" ngày 28/11/2020.

Tiết lộ về chiến lược phát triển dài hạn, doanh nhân Lê Văn Kiểm cho biết: “Phát huy thế mạnh trong phát triển hạ tầng và bất động sản cùng nguồn lực tài chính vững mạnh đã tích lũy suốt hơn 40 năm qua, Tập đoàn đang xin chủ trương xây dựng các khu công nghiệp thế hệ mới tại Việt Nam để có thể đón đầu làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam hậu Covid-19. Đồng thời, hướng đến việc phát triển áp dụng công nghệ và năng lượng tái tạo trong việc xây dựng – quản lý, vận hành các khu đô thị, hướng đến việc hình thành các “Đô thị thông minh - Smart City” với mục tiêu nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống, sử dụng các nguồn năng lượng một cách hiệu quả, tối ưu và đảm bảo sức khỏe cho con người”.

Ông Lê Văn Kiểm là một trong những doanh nhân Việt đi đầu thời mở cửa kinh tế những năm 1980, là người đã trải qua thăng trầm của hai cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong suốt 3 thập niên qua. 

Phát huy truyền thống gia đình

Sinh năm 1945 trong một gia đình có truyền thống yêu nước trên quê hương Thừa Thiên Huế, tuổi thơ của ông lớn lên gắn liền với các đơn vị bộ đội từ lúc 1 tuổi (vì ba má đều là bộ đội) giữa chiến khu Ba Lòng.

Năm 1949, người cha của ông - liệt sỹ Lê Văn Lân đã anh dũng hy sinh, để lại cho người vợ trẻ và đứa con thơ mới 4 tuổi nỗi đau vô bờ bến. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, năm 1964, ông trúng tuyển vào Trường đại học Thủy Lợi.

Đến năm 1965, như bao thanh niên khác, ông hăng hái tham gia quân đội và đã trúng tuyển vào quân chủng không quân. Sau một thời gian bồi dưỡng sức khỏe tại sân bay Bạch Mai để sang Liên Xô học lái máy bay MIC 21, nhưng vì là con duy nhất của liệt sĩ, nên cấp trên đã đưa ông trở lại mái trường Đại học Thủy lợi để tiếp tục học tập nhằm đạo tạo lớp cán bộ tương lai cho miền Nam và đất nước.

Tốt nghiệp đại học, cầm tấm bằng kỹ sư trên tay, nhưng với lòng yêu nước, khao khát cống hiến sức trẻ và để báo đáp sự hy sinh của thế hệ ông, cha, một lần nữa chàng trai trẻ Lê Văn Kiểm đã chích máu viết đơn tình nguyện xin vào quân đội vào đầu năm 1971.

Sau đó, ông viết đơn xung phong đi vào chiến trường miền Nam – nơi đang diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt. Ngày 30/4 lịch sử, ông đã có mặt tại Sài Gòn, vào tiếp quản Bộ Giao thông – Công chánh của chính quyền chế độ cũ, sau đó công tác tại Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đầu năm 1976 ông được bổ nhiệm làm Phó Ban Kiến thiết cầu đường bộ miền Nam.

Trong quá trình làm việc, ông đã có cơ hội học cách xử lý công việc của các người chủ công ty tư nhân. Từ đó, ông đã muốn làm thử kinh doanh theo mô hình kinh tế tư nhân.

Ông Kiểm kể, ông tìm hiểu thấy đa số công chức chế độ cũ là những người tri thức trong đó có nhiều kỹ sư giỏi nên ông đã xin cấp trên bảo lãnh cho họ học tập, cải tạo tại chỗ thay vì phải đi trại cải tạo tập trung. Việc này giúp rất nhiều cho công tác khôi phục hệ thống cầu đường miền Nam sau đó. Quá trình này cũng giúp ông Kiểm nhận ra, cơ chế làm ăn giao thầu cho tư nhân đem lại hiệu quả hơn kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa. “Đây là điều thôi thúc khiến tôi muốn làm kinh tế tư nhân. Cách làm ăn tư bản thoáng hơn”, ông Kiểm nói.

“Ngọc càng mài càng sáng”

Vào thời điểm năm 1986, khi công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước bắt đầu được khởi động, cũng là lúc vợ chồng ông Lê Văn Kiểm – bà Trần Cẩm Nhung đăng ký thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Hoàng, sau đó chuyển thành Công ty Cổ phần May và Xây dựng Huy Hoàng.

Đây là một trong những công ty tư nhân ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Với việc đầu tư những dây chuyền, thiết bị đồng bộ và tiên tiến nhất được nhập khẩu từ Nhật Bản và Italia, Công ty Huy Hoàng đã trở thành doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam vào những năm 1987 – 1990.

Trong suốt một thập kỷ từ năm 1987 đến năm 1996, thương hiệu Huy Hoàng nổi tiếng ở các nước Châu Âu. Đây cũng là công ty tư nhân đầu tiên ở Việt Nam được phép xuất khẩu hàng may mặc trực tiếp ra nước ngoài. Tên tuổi của doanh nhân Lê Văn Kiểm càng được nhiều người biết đến khi công ty của ông còn mở rộng sang lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, xây dựng nhà cửa với hàng chục dự án được triển khai, có dự án vốn đầu tư lên tới hàng chục triệu USD.

Uy tín của Huy Hoàng càng được khẳng định hơn khi công ty được lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và ngành điện lực tín nhiệm chọn xây dựng một số trụ điện của đường dây 500 KV Bắc Nam đi qua vùng đất sình lầy và tham gia thi công cải tạo nút giao thông Hàng Xanh - giải quyết nạn ách tắc giao thông tại nút giao thông quan trọng nhất ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh.

KN Golf Links - Sân golf mới tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương 2018, sân Golf tốt nhất Việt Nam 2019

KN Golf Links - Sân golf mới tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương 2018, sân Golf tốt nhất Việt Nam 2019 

Vào thời điểm những năm 1996 - 1997, ông Lê Văn Kiểm trở thành doanh nhân thành đạt sớm nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước. Không những chỉ phát triển trong lĩnh vực dệt may, doanh nghiệp Huy Hoàng còn mở rộng đường biên ngành nghề sang kinh doanh bất động sản, du lịch và tài chính, ngân hàng.

Năm 1997, xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đã khiến doanh nghiệp của ông, bà kề cận bờ vực bị phá sản. Để vượt qua khó khăn, ông bà đã có sáng kiến viết bức tâm thư gửi Trung ương Đảng và Chính phủ để xin giãn nợ từ 3 đến 5 năm để củng cố sản xuất, đảm bảo trả được khoản nợ hơn 700 tỷ đồng. Được Bộ Chính trị và Chính phủ đồng ý, sau 3 năm nỗ lực, vợ chồng ông bà đã trả hết nợ gốc và lãi cho ngân hàng tránh thất thoát cho nhà nước hơn 500 tỷ đồng.

Sau đó, nhiều doanh nghiệp trong nước có hoàn cảnh tương tự như Công ty ông cũng đã được cứu thoát, không bị phá sản, làm giảm tổn thất của Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng và giữ vững công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, góp phần khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước thêm tin tưởng vào đường lối đổi mới của Việt Nam.

“Ngọc càng mài càng sáng”, ông và gia đình lại thêm một lần nữa đứng trước một bước phát triển mới: mở rộng kinh doanh mà lần này là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, đó là kinh doanh sân Golf! Bên cạnh công ty May và Xây dựng Huy Hoàng, ông Lê Văn Kiểm và gia đình còn tiếp tục đầu tư và thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành.

Điều đặc biệt đây là sân Golf đầu tiên của Việt Nam do người Việt Nam hoàn toàn đầu tư, tự quy hoạch thiết kế, tự xây dựng và quản lý, điều hành đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Được xây dựng bằng bàn tay và khối óc sáng tạo của người Việt Nam, sân golf Long Thành nằm trên địa bàn xã Phước Tân, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với 36 đường golf đẹp và đạt chuẩn Quốc tế.

Với mong muốn thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị hai nước Việt – Lào, doanh nhân Lê Văn Kiểm đã mạnh dạn đầu tư dự án Đặc khu Kinh tế Long Thành – Viên Chăn với quy mô gần 600 ha, đây cũng là đặc khu duy nhất do người Việt làm chủ đầu tư ở Lào.

Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí KN Paradise tại tỉnh Khánh Hoà có quy mô gần 800 ha, tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD được bình chọn là “Siêu phức hợp theo mô hình xanh tốt nhất Việt Nam”. 

Năm 2018, Tập đoàn là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư phát triển năng lượng tái tạo với 3 dự án án điện mặt trời quy mô lớn 200 MW đã đi vào vận hành. Tổ hợp Dự án điện mặt trời nổi với quy mô lớn dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

Cho đến nay, Anh hùng Lao động Lê Văn Kiểm hiện đang là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn KN và Đặc khu kinh tế Long Thành - Viêng Chăn; Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam,…

 

Xây dựng doanh nghiệp uy tín gắn liền với trách nhiệm xã hội

Ngay từ những ngày đầu kinh doanh, doanh nhân Lê Văn Kiểm đã xác định giá trị cốt lõi luôn xoay quanh ba yếu tố, đó là: “Uy tín – Tiên Phong – Trách nhiệm”.

Cùng với triết lý kinh doanh giữ “Uy tín” đảm bảo các cam kết với khách hàng, đối tác; luôn “Tiên phong” đầu tư các lĩnh vực mới không ngại thử thách và có “trách nhiệm” dành phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh để chăm lo cuộc sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên và đặc biệt cho các hoạt động xã hội, vì cộng đồng.

Trong suốt hành trình phát triển, gia đình doanh nhân Lê Văn Kiểm và Tập đoàn luôn đồng hành cùng các hoạt động thiện nguyện. Được biết, tổng số tiền doanh nghiệp và gia đình nhà sáng lập đã dành cho các chương trình từ thiện xã hội, đền ơn đáp nghĩa tính đến nay đã lên đến trên 2.000 tỷ đồng. Chỉ tính riêng cho công tác phòng chống dịch Covid-19, Golf Long Thành đã đóng góp số tiền hơn 600 tỷ đồng trong đó đóng góp vào Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 của Chính phủ là 500 tỷ đồng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bản lĩnh người Anh hùng! tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714193670 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714193670 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10