Bản quyền Asiad 18, bài học đắt giá!

Trương Khắc Trà 21/08/2018 14:30

Theo thông tin được giới thạo tin loan đi, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) cơ bản đã thương thảo thành công bản quyền Asiad 18.

Diến biến vụ bản quyền truyền hình Asiad 18 một lần nữa cho thấy đúc kết của tiền nhân không sai tí nào “Việc gì lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì hại dến dân phải hết sức tránh” [Trích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo cứu quốc số 69, ngày 17/10/1945].

Vậy thì việc được xem thi đấu thể thao là lợi hay hại? Không cần dài dòng văn tự luận bàn để tìm đáp án, song tự chúng ta khiến vấn đề trở nên rắc rối.

Khi nhu cầu chính đáng của quần chúng nhân dân bị ngắt quãng thì chuyện không hay xảy ra. Đương nhiên rồi! Hơn 500 vận động viên, cán bộ của ngành thể dục thể thao đang chứng minh sức mạnh tinh thần, thể chất Việt Nam trên đấu trường quốc tế, không có lý do gì ở quê nhà không được tận mắt chứng kiến.

Khán giả sẽ được xem bóng đá một cách chính thống

Lịch thi đấu của Olympic Việt Nam tại Asiad 18

Có thể thoáng nghĩ và rộng lượng với VTV, vậy nên cũng khó trách làn sóng chỉ trích dữ dội của dư luận và mạng xã hội. Ngược lại, phần nào sức ép từ dư luận làm cho các nhà đài đứng ngồi không yên, chấp nhận thương vụ thiếu đầu hở đuôi.

Có thể bạn quan tâm

  • Bóng đá Việt Nam tại Asiad: Niềm vui “chín rưỡi còn dư”

    11:40, 20/08/2018

  • Cảnh báo tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam

    04:30, 14/07/2018

  • World Cup và quản trị bản quyền

    05:19, 21/06/2018

  • Vi phạm bản quyền World Cup: Chuyện từ những người thích “xài chùa”

    05:30, 17/06/2018

  • Bản quyền World Cup và sức mạnh cộng đồng

    12:00, 09/06/2018

  • Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam lên đến 78%

    12:00, 18/04/2018

VOV (Đài tiếng nói Việt Nam) gần như đã thương thảo xong bản quyền với đối tác tại Indonesia, nếu không có gì thay đổi hành trình của Olympic Việt Nam sẽ được truyền hình kỹ thuật số VTC tường thuật trực tiếp.

Song, lại đặt ra lo ngại cho nhà đài, Olympic Việt Nam đã vào tới vòng đấu loại trực tiếp, có nghĩa trường hợp chỉ đấu thêm một trận hoàn toàn có thể xảy ra (nếu thua và bị loại), và cũng có thể đi đến trận cuối cùng. Nhưng mức độ rủi ro cao hơn lúc ban đầu.

Lúc này con tính lỗ lãi không ai chịu mà chính là VOV. “Trâu chậm uống nước đục”, phải chi có bản quyền từ trước, vừa được lòng dân chúng lại vừa có thể tường thuật cả 3 trận vòng bảng.

Một thông tin mới được báo chí tiết lộ, Uỷ ban Olympic Châu Á (OCA) ban đầu chào bán công khai bản quyền ASIAD 18 với giá 500.000 USD (khoảng 11 tỷ đồng). Thế nhưng đã không có nhà đài nào ở Việt Nam nào chớp lấy thời cơ này. Và khi đơn vị KJSM WORLD CORP (Hàn Quốc) sở hữu được gói bản quyền này, mức giá được đẩy “lên trời”.

Cơ hội kinh doanh là chuyện đáng nói ở đây, thương trường vốn khốc liệt, không quyết đoán có thể nhận ngay thất bại về mình. Và ý dân là ý trời, dân muốn thì phải làm, mà trên hết đó là quyền lợi và nguyện vọng chính đáng.

VTC cũng là đài khá phổ biến nhưng chắc chắn không bằng VTV, nhiều vùng miền không phải ai cũng đủ điều kiện sử dụng tivi đời mới và sóng truyền hình số mặt đất, nên để xem VTC thường khó hơn VTV.

Những dẫu sao cũng dành tràng pháo tay cho nhà đài vì muộn còn hơn không. Ít ra người hâm mộ không phải mang ơn những trang mạng vi phạm bản quyền quốc tế mà nhiều bình luận trên mạng xã hội cho rằng “mất thể diện quốc gia”.

Sự cố tưởng chừng nhỏ, dường như quyền quyết định thuộc về nhà đài không ai bàn cãi được, nhưng sự cương quyết không đúng lúc đã đẩy vấn đề đi quá xa, để lại điều tiếng không tốt. Đó lại là một bài học!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bản quyền Asiad 18, bài học đắt giá!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO