Thủ tướng “đặt hàng” các Bộ trong năm 2018; VCCI và vị thế đang lên của Việt Nam sau APEC; Mô hình “5 hóa” của tỉ phú Phạm Nhật Vượng; Bitcoin và nguy cơ thành công cụ rửa tiền xuyên quốc gia; Những con “chim mồi” chết yểu... là những thông tin nổi bật trên enternews.vn trong tuần từ 1 - 5/1/2018.
1. Thủ tướng “đặt hàng” các Bộ trong năm 2018
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao 5 Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.
Đặc biệt, theo Quyết định số 01/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) là 6,7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân (CPI) khoảng 4%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so GDP 33 – 34%, tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 88%. Bộ Công Thương được giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 như sau: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 8 - 10%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%.
>> Xem chi tiết tại đây
2. VCCI và vị thế đang lên của Việt Nam sau APEC
Năm 2017, hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế một lần nữa được khẳng định khi tổ chức thành công Hội nghị APEC. Việc VCCI tổ chức thành công các sự kiện bên lề như CEO Summit, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam, đối thoại giữa Lãnh đạo các nền kinh tế APEC với thành viên ABAC… đã tạo vị thế mới, hình ảnh mới về VCCI trong mắt cộng đồng kinh doanh quốc tế.
Vị thế đang lên đó đã đặt Việt Nam trước những thách thức mới trong việc tiếp tục thúc đẩy cải cách trong nước và tham gia kiến tạo nền kinh tế toàn cầu, chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương. Về phần mình, chắc chắn VCCI sẽ tiếp tục sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và thúc đẩy giới kinh doanh các nước tiếp tục ủng hộ Việt Nam, góp phần tạo làn sóng đầu tư vào Việt Nam sau APEC.
>> Xem chi tiết tại đây
3. “Trục lợi BHXH, BHYT chính là tham nhũng”
“Nhìn qua số liệu tại Trung tâm Điều hành hệ thống CNTT thì thấy rõ gian lận, trục lợi BHYT hầu như tỉnh nào cũng có, cơ sở KCB nào cũng có, mà đây đều là tiền đóng góp của dân. Hành vi trục lợi BHXH, BHYT này là tham nhũng”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã khẳng định như vậy tại buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), ngày 4/1.
Phó Thủ tướng cho rằng: “Nguyên nhân của trục lợi, gian lận BHXH, BHYT là xử phạt chưa nghiêm, chưa công khai. Ai để cho 1 người trong 1 năm đi khám bệnh BHYT tới 273 lần được? Người đó và cơ sở KCB tiếp tay cho việc đấy như thế nào thì phải đặt ra. Rồi trục lợi BHXH, BHYT ở chỗ thu tiền rồi mà không chịu nộp hay "ôm của" bỏ trốn. Đã ai bị kỷ luật vì để xảy ra việc này chưa? Phải làm nghiêm, công khai, minh bạch lên để cả xã hội giám sát”.
>> Xem chi tiết tại đây
4. Khánh Hòa: BOT Ninh An miễn phí 100% đối với xe trên địa bàn 16 xã, phường thuộc TX Ninh Hòa
Sáng ngày 4/1, Công ty CP Đầu tư BOT Đèo Cả (chủ đầu tư BOT Ninh An) đã có buổi đối thoại “nảy lửa” với đông đảo tài xế, doanh nghiệp vận tải trên địa bàn thị xã Ninh Hòa.
Trước áp lực từ các ý kiến của các tài xế, doanh nghiệp vận tải, ông Trần Phúc Tự - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư BOT Đèo Cả đành phải chấp nhận miễn phí 100% đối với xe loại 1 đăng ký trên địa bàn 16 xã, phường thuộc thị xã Ninh Hòa. Đó là các ô tô dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng.
Bên cạnh đó, Công ty CP BOT Đèo Cả Khánh Hòa và các chủ doanh nghiệp, lái xe cũng thống nhất cùng đề nghị Bộ GTVT cho giảm 50% phí qua trạm BOT Ninh An đối với các ô tô từ loại 2 đến loại 4. Ông Tự hứa là sau một tháng (tức là đến đầu tháng 2/2018) chủ đầu tư sẽ chính thức trả lời các doanh nghiệp, lái xe sau khi có ý kiến, quyết định của Bộ GTVT.
>> Xem chi tiết tại đây
5. Hai “cây gậy” chỉ đường doanh nghiệp tận dụng tối đa VKFTA và AKFTA
Nhằm mang đến những thông tin rõ ràng và hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng tối đa những lợi thế mà hai hiệp định FTA này mang lại, mới đây, Chính phủ đã ban hành 2 nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện VKFTA và AKFTA giai đoạn 2018 – 2020.
Một là, Nghị định số 149/2017/NĐ-CP quy định cụ thể suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện thuế suất và điều kiện được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo VKFTA.
Hai là, Nghị định 157/2017/NĐ-CP quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện và điều kiện được hưởng ưu đãi trong khuôn khổ AKFT giai đoạn 2018 – 2020.
>> Xem chi tiết tại đây
6. Con người và lao tù công nghệ
Apple vừa bị cáo buộc cố ý làm chậm Iphone đời cũ. Chính Tim Cook đã xin lỗi người dùng trên toàn thế giới và đối mặt với vụ kiện bắt bồi thường số tiền khổng lồ chưa từng có trong lịch sử loài người – nếu xảy ra.
Chúng ta tưởng chừng rất tự do bay nhảy trong thế giới công nghệ, song không thể nào vượt ra ngoài bàn tay thao túng của một nhóm người nào đó. Chính họ mới quyết định sở thích, xu hướng của chúng ta chứ không phải chúng ta tự quyết được điều đó.
>> Xem chi tiết tại đây
7. Nghề "mua bán nguy hiểm"
Thu mua xử lý phế liệu là một ngành kinh tế thực thụ ở nhiều vùng miền, từ đủ mọi thứ, miễn người ta không xài là có thể bán ra tiền. Trong hàng trăm hàng nghìn vựa phế liệu đó không biết còn bao nhiêu tấn bom đạn chờ đục đẽo tháo gỡ.
Kẽ hở của luật pháp vẫn đủ để nhiều tấn bom đạn chui lọt. Chẳng hiểu sao người ta buôn đi bán lại hàng tấn vũ khí cũ mà chẳng ai hay biết? 7 tấn đạn không phải ít, ít ra nó cũng phải được thu gom một cách chuyên nghiệp trước khi bán cho chủ vựa phế liệu.
Không những là đầu đạn, bom mìn mà cả một ngành công nghiệp tái chế rác thải đang rất nhộn nhịp tại Việt Nam. Ba triệu tấn rác thải được nhập mỗi năm cho thấy nó còn hơn những quả bom còn sót lại từ thời chiến tranh. Không những là làng nghề tháo bom, gỡ đạn mà còn là linh kiện điện tử, ắc quy, xe máy, ôtô cũ…
>> Xem chi tiết tại đây
8. Pháp nhân thương mại phạm tội - cần hiểu ra sao?
Từ ngày 01/01/2018, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS 2015) sẽ chính thức có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên các quy định về “Pháp nhân thương mại phạm tội” được áp dụng.
Theo quy định này, rất nhiều hành vi vi phạm phổ biến trước đây như việc trốn thuế, vi phạm môi trường, sa thải lao động trái pháp luật, không đóng bảo hiểm xã hội... doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, các nhà điều hành có thể phải liên đới chịu trách nhiệm về những sai phạm từ doanh nghiệp của mình gây ra.
Trao đổi với DĐDN, Luật sư Vũ Phi Long, Nguyên Phó Chánh tòa Hình sự - TAND TP HCM cho rằng: Phần nhiều các chủ doanh nghiệp (có thể tính đến những người quản lý khác) bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị liên lụy đến các vụ án hình sự đều có chung đặc điểm là không nắm rõ các quy định về pháp luật hình sự cùng với các quy phạm pháp luật khác để tự điều chỉnh. Từ việc không nắm rõ như vậy, họ vướng phải những rủi ro không mong muốn trong quá trình hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp.
>> Xem chi tiết tại đây
9. Tiền kỹ thuật số, Bitcoin và nguy cơ thành công cụ rửa tiền xuyên quốc gia
Ngân hàng Nhà nước khẳng định bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số, tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo tương tự làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Ngoài rửa tiền, trốn thuế thì còn rất nhiều vụ việc khác như cá độ, chuyển tiền bất hợp pháp,… đã bị phanh phui có liên quan đến Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác. Đây được xem là xu thế rất nguy hiểm của giới tội phạm tại Việt Nam và trên thế giới, trong khi khó có giải pháp xử lý triệt để.
Điều này đặt ra thách thức cho hệ thống ngân hàng và ngân hàng Trung ương. Những người lợi dùng đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin – bao gồm cả tội phạm – ngày càng phổ biến để tiến hành các hoạt động phi pháp. Số tiền phi pháp mà Mỹ thu được năm 2010 là 800 triệu USD, trong khi năm 2016 con số này chỉ đạt 400 triệu USD, một phần vì việc rửa tiền qua nền tảng điện tử trở nên dễ dàng hơn.
>> Xem chi tiết tại đây
10. Uber khởi kiện Cục thuế TP HCM để không phải đóng 53 tỷ đồng?
Cục Thuế TP HCM đã nhận được quyết định khẩn cấp tạm thời của TAND TP yêu cầu chưa thực hiện cưỡng chế tài khoản Uber B.V. Vì thế Cục thuế TP HCM không thể cưỡng chế buộc Uber nộp đủ số tiền hơn 53 tỉ còn lại trong tổng số gần 67 tỉ đồng bị ngành thuế truy thu.
Theo đó, trong thời gian này số tiền mà khách hàng trả cho Uber B.V sẽ chuyển vào tài khoản cơ quan thuế thay vì chuyển ra nước ngoài cho Uber B.V cho đến khi Cục Thuế TP HCM thu đủ số nợ hơn 53 tỉ đồng. Đây là phần còn lại trong tổng số 66,68 tỉ đồng mà Uber bị cơ quan thuế ra quyết định truy thu vì trước đó công ty này đã đóng 13,3 tỉ đồng.
Cục thuế TP HCM khẳng định: Số tiền Uber đã nộp chỉ là đóng thuế nhà thầu, trong khi các khoản thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ thay tài xế vẫn chưa được doanh nghiệp này đóng.
>> Xem chi tiết tại đây
11. Vinasun kiến nghị thực hiện quản lý Uber, Grab như loại hình vận tải taxi
CTCP Vận tải Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) vừa có văn bản kiến nghị sau Hội nghị tổng kết thí điểm theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 của Bộ Giao Thông Vận tải. Theo đó, Vinasun cho rằng Quyết định này do ông Đinh La Thăng ký ban hành "đã có sai phạm nghiêm trọng trong quá trình thẩm định, phê duyệt đề án, gây hậu quả nghiêm trọng đối với ngành vận tải taxi, phá vỡ quy hoạch giao thông, gây thất thu hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế cũng như hệ lụy tới một bộ phận lớn người lao động vay tiền ngân hàng, đầu tư xe, chịu lỗ".
Vì vậy, Vinasun kiến nghị cụ thể Bộ Giao Thông Vận tải xem xét lại tính pháp lý của hoạt động Grab và Uber tại Việt Nam với các vấn đề như "Grab là doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp hay Luật Đầu tư nước ngoài và có phải là công ty con của Công ty mẹ Grab Malaysia? Hay, "tại sao Grab taxi - một doanh nghiệp kinh doanh một dịch vụ lại cần có 2 Công ty, cùng tên người đại diện chỉ khác là có hai mã số thuế, hai kiểu hạch toán thuế?" và các vấn đề vi phạm về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp Grab.
>> Xem chi tiết tại đây
12. Hải Phòng: Những con “chim mồi” chết yểu
Được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt để làm “mồi nhử” thu hút đầu tư vào Khu đô thị Ngã 5 – Sân bay Cát Bi, thế nhưng hơn 10 năm qua, các dự án “chim mồi” vẫn chỉ là những bãi đất trống lãng phí.
Năm 1997, TP. Hải Phòng khởi công xây dựng Dự án Khu đô thị mới Ngã 5 – Sân bay Cát Bi. Đây là dự án đô thị sớm nhất và cũng lớn nhất của Hải Phòng với diện tích 300ha và điểm nhấn là trục đường Lê Hồng Phong (đường Ngã 5 – Sân bay Cát Bi) dài 5km.
Chính vì những cái nhất ấy mà Hải Phòng đã có cơ chế đặc biệt để thu hút đầu tư vào Khu đô thị này. Để kích cầu, UBND TP Hải Phòng đã cho 4 doanh nghiệp đầu tư dự án trung tâm thương mại, cao ốc được hưởng cơ chế ưu đãi đặc biệt. Các doanh nghiệp gồm: Cty TNHH Thùy Dương, Cty CP thương mại Hải Phòng Plaza, Cty TNHH thương mại, du lịch EIE, Cty TNHH thương mại dịch vụ Vân Hậu.
>> Xem chi tiết tại đây
13. Mô hình “5 hóa” của tỉ phú USD Phạm Nhật Vượng
Trò chuyện với phóng viên, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã nói đến mô hình cụ thể “5 hóa”. Vậy 5 hóa ở đây là gì?
Theo ông Phạm Nhật Vượng: Thứ nhất là hạt nhân hóa; Thứ hai là chuẩn hóa; Thứ ba là đơn giản hóa; Thứ tư là tự động hóa; Cuối cùng là chia sẻ hóa.
Mới đây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới. Trong khi dư luận xôn xao bàn tán về danh hiệu này thì ông Vượng lại "thực sự không quan tâm". Điều Chủ tịch VinGroup chia sẻ khá tâm huyết chính là về dự án Vinfast.
>> Xem chi tiết tại đây
14. PV Oil có thực sự hấp dẫn?
Ngày 25/1 tới đây, PV Oil – doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn thứ 2 cả nước sẽ tiến hành IPO thông qua việc chào bán gần 207 triệu cổ phần (20% vốn điều lệ dự kiến) với giá khởi điểm 13.400 tỷ đồng. Theo phương án cổ phần hóa, nhà nước dự kiến chỉ nắm 35% vốn điều lệ của PV Oil sau cổ phần hóa và bán tới 44,7% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.
Cuộc IPO này đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư với mức giá khởi điểm khá thấp (nhìn vào con số tuyệt đối) khi so sánh với đối thủ nặng ký Petrolimex đang giao dịch với giá gần 70.000 đồng/cổ phần vào cuối tuần trước.
Tuy nhiên, "ông lớn" ngành xăng dầu này cũng có điểm yếu khi tỷ trọng của PV Oil ở kênh tiêu thụ trực tiếp chưa cao, phụ thuộc vào kênh bán buôn đại lý (60%); độ bao phủ của hệ thống cửa hàng xăng dầu tại một số địa phương đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM còn mỏng; hệ thống kho phân bổ không đồng đều, dư thừa sức chứa cục bộ và bộ máy quản lý còn cồng kềnh, mô hình tổ chức còn bất cập.
>> Xem chi tiết tại đây
15. Sáng tạo mới của “Vua hồ tiêu Việt Nam”
Liên tục phá bỏ những giới hạn tưởng khó có thể vượt qua trong kinh doanh, từ tay trắng làm nên nghiệp chủ với thương hiệu Phúc Sinh - Vua xuất khẩu nông sản hàng đầu Việt Nam, doanh nhân Phan Minh Thông còn tự đặt ra cho mình nhiều thử thách mới.
2017 là năm anh ghi dấu vượt thách thức ngoạn mục ở một lĩnh vực khác: Viết sách.
“Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh” cũng là tựa đề cuốn sách mà Vua xuất khẩu nông sản hàng đầu Việt Nam vừa mới ra mắt. Càng lạ khi một nhà nông sản viết sách. Nhưng nếu lần giở từng trang sách, có lẽ sẽ không còn thấy lạ. Tất cả đều giản dị, là trải nghiệm “xương máu” của người hơn 15 năm dựng nghiệp từ “không có gì”.
>> Xem chi tiết tại đây
16. Phú Thái và chiến lược “bước cùng người khổng lồ”
Trao đổi với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông PHẠM ĐÌNH ĐOÀN - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái - Phú Thái Holdings chia sẻ: Với chính sách mở cửa hội nhập để thu hút vốn, học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp cận với công nghệ hiện đại và tạo nền tảng kết nối chuỗi giá trị, các doanh Việt Nam không nên đối đầu, cạnh tranh trực diện với các tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam mà thay vào đó là tìm cách hợp tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi.
Ông Đoàn dẫn chứng, chúng tôi cũng đã bán 19% cổ phần “có điều kiện” của Công ty thời trang Kowil cho một đối tác Nhật Bản. Theo đó, đối tác Nhật phải “đẩy” sản phẩm của Kowil sang 4 nước xung quanh: Myanmar, Lào, Campuchia và quan trọng nhất là sang thị trường Nhật Bản. Điều kiện thứ hai, là phải chuẩn hóa toàn bộ hệ thống của Kowil, với tham vọng trong vòng 3 đến 5 năm nữa sẽ đưa công ty này trở thành một trong những công ty thời trang đứng đầu Việt Nam.
>> Xem chi tiết tại đây
17. Vì sao ngân hàng ngoại "dứt áo" ra đi?
Mới đây, BNP Paribas đã bán toàn bộ hơn 74 triệu cổ phiếu, tương đương với 18,68% vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Đông (OCB) sau 10 năm đổ vốn vào đây. Điểm lại các thương vụ này trong năm 2017, cho thấy một số ngân hàng lớn tại VN cũng bị các cổ đông ngoại "dứt áo "ra đi sau một thời gian gắn bó...
Trong năm 2017 đã có một số thương vụ như Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa nhận chuyển giao toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Đầu tháng 6/2017, Techcombank đã có thông báo về việc xin ý kiến cổ đông thông qua đề xuất mua lại 19,41% vốn mà HSBC nắm giữ sau 12 năm gắn bó. Với mức giá mua đề xuất không thấp hơn 23.455 đồng/cổ phần, ước tính giá trị thương vụ sẽ lên đến hơn 4 nghìn tỷ đồng.
Và mới đây, ngân hàng ANZ Việt Nam đã chuyển giao đã bán toàn bộ mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho một đối tác nước ngoài là ngân hàng Shinhan VN.
>> Xem chi tiết tại đây
18. Năm 2018: Làn sóng các ngân hàng "đổ bộ" lên sàn niêm yết
Theo HSC tính đến hết năm 2018 sẽ có khoảng 10 ngân hàng niêm yết - ghi nhận một làn sóng ồ ạt hơn nữa các cổ phiếu ngân hàng đổ bộ trên sàn chứng khoán.
Tính đến nay toàn ngành có 35 ngân hàng trong nước, đã có 16 ngân hàng niêm yết. Hiện còn 15 ngân hàng có cổ phiếu vẫn giao dịch trên OTC (không gồm 3 ngân hàng 0 đồng là CBBank, GPBank, OceanBank và 1 ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Đông Á) cần niêm yết trong năm 2018 và một vài năm sau.
Techcombank, TPBank nhiều khả năng niêm yết trên HSX vào nửa đầu năm 2018; OCB sẽ niêm yết trên HSX vào nửa cuối năm 2018; Nam A bank, Maritime Bank, VietABank, SeABank nhiều khả năng sẽ niêm yết trên UpCoM trong năm 2018.
>> Xem chi tiết tại đây
19. Giá trông giữ xe ở Hà Nội tăng gần gấp đôi: Người dân “méo mặt”
Ngay sau khi nghỉ tết dương lịch 2018, nhiều người dân đi làm trở lại và đã phải “méo mặt” khi các mức phí trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô theo lượt, theo tháng đều tăng lên.
Theo đó, giá trông ô tô tại 12 tuyến phố trung tâm quận Hoàn Kiếm như Lý Thái Tổ, Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt… có giá 60.000 đồng/ lượt 2 giờ (30.000 đồng/1 giờ), 3 triệu đồng/tháng vào ban ngày, 4 triệu đồng/tháng gửi cả ngày và đêm; các tuyến phố còn lại của quận Hoàn Kiếm có giá 50.000 đồng/lượt 2 giờ (25.000 đồng/lượt 1 giờ), 2 triệu đồng/tháng ban ngày, 3 triệu đồng/tháng ban đêm.
>> Xem chi tiết tại đây
20. Doanh nghiệp lo, người tiêu dùng hưởng lợi vì 669 dòng thuế nhập khẩu về 0%
Năm 2018, việc 669 dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn thuế suất thuế nhập khẩu sẽ là áp lực lớn đối với các doanh nghiệp nhưng người tiêu dùng sẽ là đối tượng được hưởng lợi.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký kết và hoàn tất đàm phán 16 Hiệp định Thương mại tự do. Trong đó có 12 Hiệp định đã ký kết và 4 Hiệp định đang đàm phán. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hong Kong, Trung Quốc là Hiệp định mới nhất trong tổng số 16 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia.
Các thỏa thuận này cũng hướng các quốc gia tới sự chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa, quốc gia nào có thế mạnh ở lĩnh vực nào thì tập trung sản xuất trong lĩnh vực đó. Lĩnh vực nào không mạnh thì có thể thu hẹp dần hoặc chuyển sang lĩnh vực khác. Do vậy, sự chủ động của doanh nghiệp và người dân trong hội nhập sẽ giúp cho họ không phải đối mặt với cái được gọi là mặt trái của hội nhập.
>> Xem chi tiết tại đây
21. Bức tranh sáng kinh tế toàn cầu năm 2018
Bất chấp những rủi ro của nền kinh tế thế giới như Brexit, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, và bất ổn ở Trung Đông, nền kinh tế toàn cầu vẫn diễn biến tích cực, khiến các tổ chức kinh tế toàn cầu liên tục phải điều chỉnh dự báo theo hướng nâng cao hơn mức dự báo trước đó.
Với tình hình tốt trong cả năm 2017, kinh tế toàn cầu được dự báo đạt 4% năm 2018, cao nhất kể từ 2012. Đây là điều thuận lợi cho tăng trưởng thương mại toàn cầu và Việt Nam là nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ điều này. Có thể nói, Việt Nam là một nền kinh tế hướng vào xuất khẩu mạnh mẽ và có mức hội nhập cao sẽ là nước được hưởng lợi nhiều từ những thành công của kinh tế toàn cầu trong năm 2018.
>> Xem chi tiết tại đây
22. Mỹ đang trở thành thiên đường thuế mới của thế giới?
Trong khi phần còn lại của thế giới cung cấp sự minh bạch mà Mỹ yêu cầu, Mỹ đang nhanh chóng tự biến mình trở thành Thụy Sĩ mới. Các tổ chức tài chính phục vụ tầng lớp thượng lưu toàn cầu, chẳng hạn như Rothschild & Co và Trident Trust, đã rút tài khoản từ những thiên đường thuế nước ngoài để chuyển đến Nevada, Wyoming và South Dakota.
Các luật sư New York cũng đang tích cực tiếp thị cho nền kinh tế lớn nhất thế giới như một nơi để cất giữ tài sản an oàn. Chẳng hạn, một tỷ phú Nga có thể gửi tài sản bất động sản vào một quỹ ủy thác ở Mỹ và yên tâm rằng cơ quan thuế của Mỹ cũng như chính phủ nước sở tại của tỷ phú này đều không biết gì về tài sản của mình. Đó là mức độ bí mật mà thậm chí Vanuatu cũng không thể cung cấp.
>> Xem chi tiết tại đây
23. Không giao dự án mới cho doanh nghiệp bất động sản nợ thuế
Cục thuế TP Hà Nội vừa báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư các dự án bất động sản trên địa bàn thành phố với Bộ Tài chính.
Kết luận Thanh tra Chính phủ vào năm 2012 cho thấy, có 24 dự án nợ tiền sử dụng đất với số tiền là 1.256 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 75 dự án nợ tiền chậm nộp với tổng số tiền là 1.880 tỷ đồng.
Cục thuế Hà Nội cũng đã đề xuất với UBND TP. Hà Nội không giao dự án mới, không chấp thuận điều chỉnh quy hoạch đối với các chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính (bao gồm cả tiền chậm nộp) của dự án.
>> Xem chi tiết tại đây