Bản tin tổng hợp tuần từ 7-12/5

Tiến Minh 12/05/2018 06:00

Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, Đề án cải cách bảo hiểm xã hội, Tổng thống Nga Putin nhậm chức, Loạn chuẩn môi trường tại Bình Phước ... là những vấn đề nóng trong tuần từ 7 - 12/5/2018.

1. Cải cách tiền lương để tạo động lực và nâng cao năng suất lao động 

GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.

GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.

Một nội dung quan trọng tác động đến hàng triệu công chức, viên chức sẽ được Hội nghị trung ương 7 khóa XII bàn bạc, thảo luận là Đề án: “Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp”.

Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng, quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng.

GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đã có bài viết về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công về nội dung này.

>>>Chi tiết xem TẠI ĐÂY

2. Chủ trương “Bí thư cấp ủy không là người địa phương”: Sẽ thực hiện ngay!

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 7

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 7

Đến năm 2020, cơ bản bố trí Bí thư cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương. Đến nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ thực hiện dứt điểm chủ trương này trên toàn quốc.

Đây là nội dung chính được Ban soạn thảo Đề án Trung ương 7 về công tác cán bộ cho biết tại Hội nghị Trung ương 7.

>>>Chi tiết xem TẠI ĐÂY

3. Trường Sa và hành trình của những cung bậc cảm xúc

Con tàu 571 đưa Đoàn công tác đến thăm và động viên quân, dân trên huyện đảo Trường Sa

Con tàu 571 đưa Đoàn công tác đến thăm và động viên quân, dân trên huyện đảo Trường Sa

Đúng 17h00 ngày 27/4/2018, hơn 200 gương mặt đại diện cho các đoàn: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự Thật, tỉnh Sơn La, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hoà Bình... hội tụ về điểm xuất phát - cảng Cam Ranh trong tâm trạng náo nức, vinh dự và tự hào “nối vòng tay lớn” cho một chuyến đi lịch sử của đời người: Hành trình đến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1!

Mang theo hành trang là những món quà được chuẩn bị kỹ lưỡng, đong đầy tình cảm của đất liền gửi gắm đến những chiến sĩ hải quân can trường ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc. 

>>>Xem chi tiết TẠI ĐÂY

4. Đề án cải cách bảo hiểm xã hội hướng tới bảo hiểm xã hội đa tầng

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, BHXH, bao gồm các chế độ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thất nghiệp,... là lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm về chính trị - kinh tế - xã hội.

Việc rút ngắn điều kiện thời gian tham gia BHXH để được hưởng lương hưu nhằm tạo cơ hội cho người có thời gian ngắn bảo lưu, người ở độ tuổi trung niên (45 - 50 tuổi) mới tham gia BHXH có thể hưởng chế độ hưu trí, không phụ thuộc và ngân sách nhà nước.

>>>Xem chi tiết TẠI ĐÂY

5. Vì sao VEPR dự báo tăng trưởng lạc quan?

VEPR dự báo tăng trưởng lạc quan trong năm 2018.

VEPR dự báo tăng trưởng lạc quan trong năm 2018.

Trong báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2018 vừa được công bố, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra hai kịch bản tăng trưởng.

Trong đó với kịch bản thứ nhất, được cho là kịch bản lạc quan với mức tăng trưởng năm nay có thể đạt 6,83%. Mức tăng trưởng này cao hơn mục tiêu mà Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, về mức lạm phát năm 2018 được nhận định là cũng không còn thấp như năm 2017, mà có thể ở mức 4,2%, cao hơn mục tiêu đề ra là 4%.

Còn trong kịch bản thứ hai, Viện trưởng VEPR nhận định, với điều kiện thận trọng hơn của kinh tế thế giới và nội địa, tăng trưởng sẽ ở mức 6,49%, đạt xấp xỉ mục tiêu mà Quốc hội đề ra. Với kịch bản này, do hoạt động kinh tế chậm hơn dự kiến, nên lạm phát chỉ đạt mức 3,86%.

Chi tiết xem TẠI ĐÂY

6. Từ Thủ Thiêm nhớ bài học cổ nhân

Tấm bản đồ sao y quy hoạch Thủ Thiêm do người dân cung cấp.

Tấm bản đồ sao y quy hoạch Thủ Thiêm do người dân cung cấp.

Từ một câu hỏi tưởng chừng vô thưởng vô phạt của truyền thông về số phận của bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, giới quan chức và đặc biệt cựu quan chức của Thành ủy và chính quyền TP.HCM có lẽ không thể hình dung rằng số phận của họ đã bị đóng đinh vào câu hỏi này.

Tấm bản đồ có hay không, không quan trọng bằng con mắt đầy hay vơi của người dân với cơ quan công quyền. Khu đô thị Thủ Thiêm hoành tráng hay không, không còn quan trọng bằng sự đồng tình hay phản đối của dân chúng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

7. Luật Hồi tỵ và vấn nạn “cả họ làm quan”

Hình ảnh quan lại nhà Nguyễn. Ảnh tư liệu.

Hình ảnh quan lại nhà Nguyễn. Ảnh tư liệu.

Luật Hồi tỵ chìm vào lãng quên cùng với sự cáo chung của chế độ phong kiến, đã mấy trăm năm nhưng nhiều vấn đề nhức nhối diễn ra y chang điều cổ nhân đã nói.

Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 7 đang bàn đến những chuyện hệ trọng. Làm sao để đẩy lùi tình trạng cả họ làm quan? Làm gì để chống chạy chức, chạy quyền, kiểm soát quyền lực?

Một giải pháp có từ thời xa xưa nhưng xem ra nay vẫn rất cần. Sắp tới đây, (có thể) Bí Thư cấp ủy cấp tỉnh, huyện không phải là người địa phương, quan điểm tương đồng với tinh thần Luật Hồi tỵ - Bộ luật được ban hành bởi vua Lê Thánh Tông vào thời hậu Lê (thế kỷ XV).

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

8. Điều gì dẫn tới Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên?

Hội nghị Thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên sẽ diễn ra tại Singapore vào ngày 12/6

Hội nghị Thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên sẽ diễn ra tại Singapore vào ngày 12/6

Mỹ và Triều Tiên đã thống nhất tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12/6 sắp tới.

Có rất nhiều lý do được đưa ra vì sao ông Kim Jong-un lại chấp nhận gặp gỡ Tổng thống Donald Trump. Theo GS William Brown, Trường Ngoại giao Georgetown, sau thất bại thương mại với Trung Quốc, nền kinh tế Triều Tiên cực kỳ dễ tổn thương.

"Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Bình Nhưỡng có lẽ đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Những cấm vận thương mại liên tiếp của Liên Hợp Quốc và Mỹ đã thực sự có tác động đến nền kinh tế Triều Tiên. Ông Kim Jong - un đã nhận ra, có lẽ một giải pháp hòa bình sẽ mang lại một sự thay đổi tích cực và giảm bớt các cấm vận thương mại", GS William nhận định.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã khiến các cường quốc trên thế giới phải nhìn nhận Triều Tiên ở một vị thế khác. Do đó, việc nhà lãnh đạo Triều Tiên tham gia liên tiếp các cuộc gặp thượng đỉnh cấp cao là bước khẳng Triều Tiên đã không còn ở vị thế yếu.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

9. Tránh vạ lây từ xung đột thương mại Mỹ - Trung

Phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ rời Bắc Kinh ngày 04/05/2018. Ảnh: REUTERS

Phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ rời Bắc Kinh ngày 04/05/2018. Ảnh: REUTERS

Sau 2 ngày đàm phán với phía Trung Quốc, phái đoàn Mỹ đã rời Trung Quốc mà hai bên không thống nhất được các giải pháp nào cho những bất đồng thương mại song phương.

Nếu đặt tiêu chí thành công là phải giải quyết những bất đồng hiện nay, thì cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Mỹ đã thất bại. Nhưng 2 nước đạt được sự hiểu biết chung là dùng đối thoại và lập ra nhóm làm việc chuyên trách để giải quyết tất cả những xung đột thương mại trong thời gian tới. Và nếu coi đó là sự nhất trí giữa hai bên về tư tưởng chủ đạo trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại, thì cuộc đàm phán vừa qua lại được coi là đã thành công ở mức độ nhất định. Từ đó có thể thấy, dù hai bên cần nhiều thời gian hơn nữa để giải quyết ổn thoả các bất đồng thì cũng sẽ không xảy ra chiến tranh thương mại giữa 2 nước.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

10. Các nước phương Tây như “ngồi trên đống lửa” vì Putin nhậm chức?

Tổng thống Nga Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 4.

Tổng thống Nga Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 4.

Những ngày qua, cả thế giới hướng con mắt về nước Nga khi “xứ sở bạch dương” diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Tổng thống Nga Putin thực hiện lễ nhậm chức nhiệm kỳ 4 tại Đại điện Kremlin vào chiều 7/5.  Chỉ vài giờ sau một sự kiện quan trọng không kém là Tổng thống Nga Putin tiếp tục giới thiệu ông Medvedev tiếp tục làm Thủ tướng.

Việc nhậm chức thêm một nhiệm kỳ tổng thống của Putin càng khiến cho các nước phương Tây như “ngồi trên đống lửa”. 

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

11. Vì sao cổ phiếu VND bị cắt giảm margin đột ngột?

Cổ phiếu VND đã chính thức bị các công ty chứng khoán phát đi thông báo cắt giảm magrin.

Cổ phiếu VND đã chính thức bị các công ty chứng khoán phát đi thông báo cắt giảm magrin.

Trong phiên giao dịch 9/5, cổ phiếu VND bất ngờ giảm sàn ở mức 25.400 đồng/cổ phiếu. Trong phiên sáng 10/5, cổ phiếu này cũng tiếp tục giảm sàn còn mức giá 23.650 đồng/cổ phiếu.

Theo ông Nguyễn Huy Hùng- Nhà đầu tư trên sàn VPBS, việc giảm sàn đối với cổ phiếu VND được cho là do ảnh hưởng bởi thông tin HomeDirect có liên quan tới đường dây đánh bạc ngàn tỷ.

>>>Chi tiết xem TẠI ĐÂY

12. Vì sao bầu Đức quyết cứu giá cổ phiếu HAG?

Giá cổ phiếu HAG tăng sau thông tin ông Đức đăng ký mua vào

Giá cổ phiếu HAG tăng sau thông tin ông Đức đăng ký mua vào

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAG) vừa đăng kí mua vào 20 triệu cổ phiếu HAG.Gọi là “cứu giá” cũng có nguyên do. Giá cổ phiếu HAG ngày 3/5/2018 chưa đến 5.000 đồng/cổ phiếu, là mức thấp nhất kể từ khi HAG niêm yết cách đây 10 năm. Nếu tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu HAG đã mất hơn 33% thị giá, khi giảm từ mức 7.250 đồng/cổ phiếu. Còn nếu tính trong một năm gần nhất, thị giá HAG đã mất gần một nửa.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

13. Nguyên nhân nào khiến khối ngoại "tháo chạy" khỏi TTCK Việt Nam?

Tính từ tháng 2/2018, khối ngoại đã bán ròng 8.400 tỷ đồng, nhiều hơn giá trị mua ròng trong tháng 1 là 5.300 tỷ đồng.

Tính từ tháng 2/2018, khối ngoại đã bán ròng 8.400 tỷ đồng, nhiều hơn giá trị mua ròng trong tháng 1 là 5.300 tỷ đồng.

Trong hơn 3 tháng qua, khối ngoại đã liên tục bán ròng. Điều này đã và đang tác động không nhỏ tới tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xét riêng giá trị khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3.000 tỷ đồng trong tháng 4/2018 và bán tiếp 1.800 nghìn tỷ đồng chỉ trong 3 ngày sau dịp nghỉ lễ. Tính từ tháng 2/2018, khối ngoại đã bán ròng 8.400 tỷ đồng, nhiều hơn giá trị mua ròng trong tháng 1 là 5.300 tỷ đồng.

Khi cơn hưng phấn của thị trường dâng cao, sự đảo chiều của dòng vốn ngoại ít được nhà đầu tư trong nước chú ý. Tuy nhiên khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 3 tháng liên tiếp, nhà đầu tư trong nước cuối cũng đã nhận thấy tầm ảnh hưởng của dòng vốn này.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

14. Nhà đầu tư “mòn mỏi” chờ Luật về PPP

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đầu tư theo hình thức BOT khá thành công.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đầu tư theo hình thức BOT khá thành công.

Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư hạ tầng giai đoạn 2016 -2020, dự báo khoảng 25 tỷ USD/năm, tăng gấp đôi so với mức đầu tư 5 năm trước đó.

Nhu cầu lớn là vậy, nhưng trong 2 năm trở lại đây, không có một dự án BOT nào được thực hiện. Nhiều doanh nghiệp đang chờ sự ra đời của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Luật về PPP) để có hành lang pháp lý đầy đủ rồi mới đầu tư.

>>>Chi tiết xem TẠI ĐÂY

15. "Chứng nhận và công bố hợp quy" tạo dư địa cho tình trạng nhũng nhiễu?

VCCI cho rằng thủ tục chứng nhận và công bố hợp quy là quá phức tạp, mất nhiều thời gian và có thể tạo điều kiện cho tình trạng nhũng nhiễu.

VCCI cho rằng thủ tục chứng nhận và công bố hợp quy là quá phức tạp, mất nhiều thời gian và có thể tạo điều kiện cho tình trạng nhũng nhiễu.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời công văn số 894/CVT-TT1 ngày 19/3/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTT ngày 31/20/2011 quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

16. Loạn chuẩn môi trường tại Bình Phước?

Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH Cao Su Thuận Lợi (Bình Phước), mặc dù đã vượt tiêu chuẩn (loại B), xin tái sử dụng nguồn nước, không thải ra môi trường nhưng vẫn không được chấp nhận.

Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH Cao Su Thuận Lợi (Bình Phước), mặc dù đã vượt tiêu chuẩn (loại B), xin tái sử dụng nguồn nước, không thải ra môi trường nhưng vẫn không được chấp nhận.

Nhiều doanh nghiệp chế biến mủ cao su tại tỉnh Bình Phước bị xử phạt, thậm chí bị yêu cầu đóng cửa nhà máy. Vì không đạt tiêu chuẩn của địa phương về xử lý nước thải, mặc dù đã đạt tiêu chuẩn quốc gia. Những tiêu chuẩn xa thực tiễn này đang quá sức chịu đựng về chi phí của các doanh nghiệp tại Bình Phước.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

17. HANOISME đồng hành để doanh nghiệp nhỏ và vừa “cất cánh”

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội đến thăm và làm việc tại Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh - doanh nghiệp thành viên Hanoisme

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội đến thăm và làm việc tại Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh - doanh nghiệp thành viên Hanoisme

“Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế" - ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội (HANOISME) nhấn mạnh.

Tuy nhiên, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập” - ông Mạc Quốc Anh nhấn mạnh, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, song hành với đó hàng loạt những chính sách khuyến khích hỗ trợ được ra đời. Đây cũng là cơ hội cho các hộ kinh doanh, DNNVV phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Luật Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 nhằm hỗ trợ khối này.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

18. PVN "bơm" gần 41,98 tỷ đồng để PVTex khởi động lại

PVN đã

PVN đã "nhận lệnh" giải cứu PVTex bằng việc bơm tổng số tiền hỗ trợ tối thiểu gần 41,98 tỷ đồng.

Để Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (PVTex) có thể khởi động lại, PVN đã phải bơm tổng số tiền hỗ trợ tối thiểu gần 41,98 tỷ đồng.

Trong đó, có khoảng 8 tỷ đồng là chi tạm ứng hỗ trợ bổ sung lưu động từ nguồn quỹ tương trợ dầu khí để sản xuất kinh doanh sợi DTY và POY. 33,98 tỷ đồng còn lại là khoản chi có hoàn trả nhằm đáp ứng nhu cầu kinh phí tối thiểu thực hiện kế hoạch khởi động lại nhà máy.

Số tiền này sẽ được chi vào việc trả nợ cho Khu công nghiệp Đình Vũ, theo phán quyết của tòa án và một nhà cung cấp khác nhằm đáp ứng yêu cầu về điện, nước… cho nhà máy vận hành (khoảng 22,98 tỷ đồng). Còn lại 11 tỷ đồng là chi phí tối thiểu duy trì hoạt động của nhà máy trong khoảng thời gian tầm 3 tháng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

19. 4 dự án sản xuất phân bón Vinachem: Một "điểm sáng", ba "điểm tối"

Năm 2018, dự kiến đạm Hà Bắc sẽ sản xuất khoảng 350.000 tấn urê và lỗ 721 tỷ đồng.

Năm 2018, dự kiến đạm Hà Bắc sẽ sản xuất khoảng 350.000 tấn urê và lỗ 721 tỷ đồng.

Ngoài điểm sáng duy nhất là dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, còn lại 3 dự án nhà máy phân bón khác của Vinachem đều trong tình trạng thua lỗ nặng nề.

Hầu hết các chuyên gia đều nhận định, vấn đề thua lỗ của các DNNN một phần do chính sách ưu đãi và sự can thiệp của Nhà nước vào kinh doanh. Các doanh nghiệp này vốn dĩ đã nhận được quá nhiều ưu đãi của Nhà nước về vốn, thuế, đất đai… tuy nhiên đều không hiệu quả. Do vậy, việc ngừng "đổ" thêm ngân sách vào các dự án nghìn tỷ yếu kém này là quyết định cần thiết.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

20. Đồ Sơn đang “ẩn danh” trên bản đồ du lịch

Dù ở

Dù ở "thời điểm vàng" nhưng khác du lịch đến Đồ Sơn vẫn thưa thớt

Là một trong hai địa danh trên cả nước được đánh dấu trên bản đồ du lịch thế giới thập niên 90, thế nhưng Đồ Sơn giờ đã không còn “tên tuổi” ngay cả ở trong nước.

Một thực tế éo le ở Đồ Sơn là quỹ đất phát triển du lịch rất ít nhưng các dự án du lịch “chiếm đất” tràn lan. Hiện nay,trên địa bàn quận có 21 doanh nghiệp, tổ chức được giao đất và thuê đất tại các vị trí “đất vàng". Tuy nhiên từ nhiều năm nay, các đơn vị này không thực hiện tiến độ dự án như cam kết hoặc bỏ đất hoang hóa và chiếm khá nhiều diện tích đất của khu du lịch Đồ Sơn.

>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

 21. “Cánh cửa” tạo gia tăng xuất khẩu hàng Việt

Ông Nguyễn Đức Chung - UVBCH TƯ Đảng, Chủ tịch UBND TP. HN thứ hai từ trái sang phải, ông Nguyễn Gia Phương, GĐ Trung tâm XT,ĐT,TM,DL HN đi tham quan các gian hàng DN HN tại Nhật Bản

Ông Nguyễn Đức Chung - UVBCH TƯ Đảng, Chủ tịch UBND TP. HN thứ hai từ trái sang phải, ông Nguyễn Gia Phương, GĐ Trung tâm XT,ĐT,TM,DL HN đi tham quan các gian hàng DN HN tại Nhật Bản

Xuất khẩu vào các hệ thống phân phối là hình thức xuất khẩu hiệu quả, bền vững nhiều doanh nghiệp Việt theo đuổi. Tuy nhiên, gia tăng giá trị cho sản phẩm Việt Nam mới là giải pháp thiết thực.

để phát triển bền vững, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp, Bộ Công Thương, các trung tâm xúc tiến cần làm cầu nối cho doanh nghiệp cũng như tạo niềm tin cho phía đối tác với doanh nghiệp Việt Nam. Khi đã vào được hệ thống của nước ngoài tại VN, lòng tin của người tiêu dùng Việt với chính sản phẩm Việt cũng tăng lên rất nhiều.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

22. Vì sao đầu tư hạ tầng hàng không “nở rộ”?

Tập đoàn FLC đề xuất đầu tư, nâng cấp sân bay Đồng Hới, Quảng Bình

Tập đoàn FLC đề xuất đầu tư, nâng cấp sân bay Đồng Hới, Quảng Bình

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, hiện có ít nhất 5 dự án hạ tầng cảng hàng không có vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân được triển khai. Một là, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; Hai là, Nhà ga hành khách quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; Ba là, Nhà ga hành khách quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh;Bốn là, Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết; Năm là, Nhà để xe, Ga quốc nội, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

23. “Xẻ thịt” biển Đà Nẵng

Hàng loạt ông lớn hòa mình vào cuộc đua xí phần đất ven biển

Hàng loạt ông lớn hòa mình vào cuộc đua xí phần đất ven biển

Sự có mặt của hàng loạt các resort, các khu du lịch ven biển đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của TP nhưng kéo theo đó là những hệ quả xấu mà việc người dân bị chặn lối xuống biển là minh chứng rõ nét nhất.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư còn “xí phần” những khu "đất vàng" có giá trị rất lớn ven biển rồi bỏ hoang gây bức xúc dư luận.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

24. Chính thức tạm dừng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đất đai tại Bắc Vân Phong

Các thủ tục về đất đai tại huyện Vạn Ninh chính thức bị tạm dừng

Các thủ tục về đất đai tại huyện Vạn Ninh chính thức bị tạm dừng

Mới đây, ông Lê Đức Vinh - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký công văn khẩn chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai tại huyện Vạn Ninh - nơi dự kiến thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.

Theo đó, kể từ ngày 9/5, tạm dừng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện việc tách thửa cho đến khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có hiệu lực quy hoạch chung xây dựng Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

25. Khó chuyển nhượng condotel

Dự án khách sạn Star City Nha Trang đã bán 89 căn trong khi giấy chứng nhận đầu tư không cho phép bán

Dự án khách sạn Star City Nha Trang đã bán 89 căn trong khi giấy chứng nhận đầu tư không cho phép bán

Bắt đầu từ Quý 4/2017 đến nay, người mua condotel khó chuyển nhượng lại vì thanh khoản kém mặc cho những dự án do các chủ đầu tư uy tín và cam kết lợi nhuận cao.

Theo kết quả kiểm tra, khảo sát thực trạng quản lý, khai thác căn hộ du lịch tại các dự án đầu tư trên địa bàn TP. Nha Trang của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa năm 2017 cho thấy, trong 10 đơn vị kiểm tra, chỉ có 3 dự án là có tất cả các căn biệt thự du lịch và căn hộ du lịch khai thác theo hình thức hợp tác khai thác lưu trú du lịch. Còn lại, các chủ đầu tư đang tổ chức hoạt động không rõ ràng với nhiều mục đích sử dụng bao gồm: Căn hộ để ở, cho thuê hay tự tổ chức kinh doanh lưu trú du lịch.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bản tin tổng hợp tuần từ 7-12/5
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO