Bằng cấp không chứng minh bằng thực tế hiệu quả!

Sông Hàn 30/06/2019 04:01

Hãy cứ làm thật tốt công tác kiểm định chất lượng trong quá trình đào tạo thì khi đó chất lượng của hệ này hay hệ kia không quan trọng nữa.

Bắt đầu từ ngày 1/7/2019 tới đây, các loại hình đào tạo đại học có giá trị như nhau, trên các văn bằng không ghi loại hình đào tạo là điều khiến cho nhiều người băn khoăn, lo lắng.

Dù Luật Giáo dục Đại học sửa đổi tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được thông qua. Nhưng dư luận băn khoăn là có cơ sở khi nhìn vào thực tiễn của quá trình đào tạo, cũng như công tác, làm việc của một bộ phận không nhỏ của cán bộ, đặc biệt là ở cấp cơ sở.

Điều đáng lưu ý là ngày 07/8/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 2833/QĐ-BGDĐT  về việc tạm dừng tuyển sinh đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên, quyết định này do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký. Tức là, chính Bộ Giáo dục khi đó cũng đã nhìn thấy hình thức đào tạo từ xa không hiệu quả nhưng không hiểu sao lại tham mưu để các loại hình đào tạo chính quy và không chính quy có giá trị như nhau?

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi nghiệp có cần bằng cấp đại học?

    07:35, 21/02/2019

  • Khi bằng cấp trở thành điều kiện kinh doanh đối với ngành du lịch: Rào cản hay sáng tạo?

    17:05, 23/01/2019

  • Hội nhập: Giá trị bằng cấp của Việt Nam ở đâu?

    05:11, 08/11/2018

  • Bằng cấp không làm nên một nhà kinh doanh giỏi

    05:00, 17/10/2018

  • 7 điều nhà tuyển dụng quan tâm hơn cả bằng cấp

    04:29, 29/08/2018

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, ngoài đào tạo chuyên môn, các sinh viên phải hoàn thành thêm chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc mà thường thì sinh viên được nhà trường quy định học ở trung tâm hay một trường đại học cụ thể nên có được chứng chỉ ngoại ngữ cũng rất khó khăn.

Vì vậy, nhiều sinh viên hoàn thành các tín chỉ đào tạo chuyên ngành mình học rồi nhưng vì chưa có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nên vẫn bị treo bằng cho đến khi hoàn thiện các chứng chỉ. Điều này cho thấy việc hoàn thành việc học và được cấp bằng đại học chính quy hiện nay khó khăn hơn rất nhiều loại hình không chính quy.

Còn hệ không chính quy, cứ thử thống kê xem cán bộ, công chức ở cơ sở hiện nay xem văn bằng chủ yếu là loại hình nào thì sẽ hiểu. Họ đổ xô đi học đại học tại chức. Trong khi ai học qua đại học chính quy đều biết đầu vào khó khăn ra sao, điểm thi 9, 10 khó thế nào.

Đó là chưa kể, quá trình học và trước khi thi học phần, thi tốt nghiệp thường thì các lớp đào tạo không chính quy phải nộp một loại “quỹ lớp” rất lớn để “cảm ơn” những thầy cô giảng dạy, chấm điểm ở lớp của mình. Chính vì đầu vào, cách đào tạo như vậy nên chất lượng hệ không chính quy thường thấp hơn rất nhiều so với hệ đào tạo chính quy, đó là một thực tế mà ai cũng có thể nhìn thấy.

Việc chênh lệch trình độ giữa hai loại hình đào tạo chính quy và tại chức thế nào thì hầu như ai cũng rõ. Thật khó hiểu là qua rất nhiều năm rồi chuẩn văn bằng tốt nghiệp đại học không đi lên mà lại thụt lùi.

Thế mới nói, trước đây còn phân biệt loại hình đào tạo thì nhiều nơi còn e dè khi tuyển dụng, bổ nhiệm. Bây giờ, khi các loại văn bằng đại học có giá trị như nhau thì chắc sẽ có nhiều người đủ để tuyển dụng và bổ nhiệm chức vụ.  Nói cách khác, việc công nhận các hình thức đào tạo ngang nhau này chẳng khác nào mở con đường làm lãnh đạo trong nền hành chính quốc gia cho người người kém tài, học ít.

Dẫu vậy, chúng ta cũng nên có cái nhìn công bằng hơn khi có những người học chính quy, học rất giỏi nhưng chỉ “tư duy bàn giấy”, cho làm việc gì cũng không xong. Chúng ta càng phải tôn trọng những người vừa làm việc giúp ích cho cộng đồng - xã hội và vừa học để nâng cao kiến thức. Cái chính là năng lực cá nhân của mỗi con người và cách tuyển dụng, dùng người của các ngành, các cơ quan.

Bởi vì, người giỏi bây giờ có thể tự học trên nhiều dạng, hình thức học và là người có tâm như sách thánh hiền đã dạy. Hãy học Bác Hồ - Người không có bằng nhưng làm cho cả dân tộc dạng danh, không màng tư lợi, khen thưởng. Không bằng cấp mà kiến thức hiệu triệu cả dân tộc, ngoại ngữ không chứng chỉ mà viết báo đối thoại đều mang lợi ích cho dân tộc, thơ văn đễ mãi cho hậu thế.

Điều này cũng có nghĩa, bằng cấp không thể chứng minh bằng thực tế hiệu quả, sự cống hiến của người lao động đem lại. Hãy cứ làm thật tốt công tác kiểm định chất lượng trong quá trình đào tạo thì khi đó chất lượng của hệ này hay hệ kia không quan trọng nữa. Trách nhiệm nặng nề này thuộc về chính Bộ Giáo dục chứ không phải ai khác. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bằng cấp không chứng minh bằng thực tế hiệu quả!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO