Bằng giả và cú sốc niềm tin

Sông Hàn 12/12/2018 05:10

Thực tế có không ít những “chiếc ghế” không phải được dựng lên bằng tri thức, bằng uy tín, bằng năng lực lãnh đạo mà nó được nuôi nâng bằng tiền, bằng những sự giả dối qua những chiếc bằng giả?

“Ông Nguyễn Trọng Khanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam sử dụng bằng giả”. Đó là một trong những thông tin khiến dư luận rất bức xúc những ngày qua.

Theo đó, trong hồ sơ của Khanh ghi rõ thông tin đã tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội năm 2008. Tuy nhiên, trong công văn phản hồi của trường Đại học Dược Hà Nội, trường không cấp bất kỳ văn bằng nào cho ông Khanh vào thời gian trên.

Đã có những nghịch lý như chuyện Cựu Cục trưởng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao đứng đằng sau đường dây đánh bạc trên mạng internet, giờ tới chuyện Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả Việt Nam dùng bằng giả v.v… đang khiến dư luận thực sự hoang mang. 

Hoạt động mua bán bằng cấp, chứng chỉ vẫn diễn ra công khai.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Sử dụng bằng giả Phó Chánh thanh tra bị cắt chức Đảng ủy viên

    21:54, 01/08/2017

  • TP HCM: Nhiều cán bộ văn phòng quản lý đất đai có thái độ nhũng nhiễu, hành dân!

    02:47, 06/12/2018

  • Giả danh cán bộ thuế lừa doanh nghiệp

    04:12, 03/12/2018

  • Cần nhiều hơn nữa cán bộ “thật lòng, thật tâm” với dân!

    05:07, 18/11/2018

  • Cán bộ “ngồi nhầm chỗ” đến bao giờ?

    11:00, 11/10/2018

  • Chuyện lũ xứ Thanh và cán bộ công du nước ngoài

    05:00, 12/09/2018

  • Bộ Công an nói gì về việc hai cán bộ cấp tướng bị kỷ luật?

    18:40, 01/08/2018

Những chuyện “cười ra nước mắt” đó bắt nguồn từ công tác cán bộ còn quá lỏng lẻo, việc sử dụng con người nhiều khi còn chưa thực sự khách quan, thậm chí mang nặng mùi... vật chất. Một người sử dụng thủ đoạn gian dối để có được chức quyền thì rất có khả năng họ sẽ triệt để sử dụng quyền lực đó nhằm “đánh võng” quy định vào các mục đích không trong sáng?!

Thử hỏi, nếu không có sự dung dưỡng từ phía lãnh từ phía các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm, liệu bằng giả có thể “lọt cửa” và tồn tại? Lương tâm, đạo đức của những “cán bộ” này  đặt ở đâu khi họ cố tình sử dụng bằng giả, gắn “mác” ngành y để chữa trị cho dân? Tính mạng của người dân sẽ ra sao khi rơi vào tay những người không đủ trình độ chuyên môn?

Thực tế trên càng minh chứng, tình trạng mua, bán bằng cấp hiện nay rất phổ biến. Có người sẵn sàng bỏ số tiền lớn mua bằng tiến sĩ nước ngoài, trong khi năng lực không tương xứng với tấm bằng đó. Có những người học tiến sĩ theo kiểu nhờ vả người khác làm hộ luận án, gửi sang nước ngoài, rồi bên kia họ gửi bằng về. Thậm chí có người lấy luận án tiến sĩ của người khác trong thư viện, sao chép lại, biến thành của mình... Vậy, hiệu quả công việc có hoàn toàn phụ thuộc vào bằng cấp không?

Một số ý kiến chuyên gia nhận định, cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt theo kiểu xét duyệt và tâm lý “sính” bằng cấp của một bộ phận không nhỏ, vô hình chung trở thành “chất xúc tác” quan trọng để người ta tìm mọi cách đạt được điều mong muốn kể cả phải sử dụng đến “thủ đoạn” dùng bằng giả.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, cơ chế tuyển dụng là nguyên nhân gây ra vấn nạn bằng giả. “Chính các cơ quan nhà nước khi tuyển dụng cũng đề cao bằng cấp chứ không mấy khi đề cao thực hành. Đây là nguyên nhân khó kiểm soát chất lượng của các loại bằng cấp. hệ lụy của có thể dẫn tới nhiều người sẽ sử dụng bằng giả để đạt được mục đích của mình” - PGS Trần Xuân Nhĩ nói.

Chừng nào còn những “con voi chui lọt lỗ kim” thì nó cũng là nguyên nhân khiến cho một loạt điều trái ngang phát sinh, một loạt điều nghịch lý nối đuôi. Từ cái sai ban đầu sẽ có thêm rất nhiều cái sai khác được thai nghén, nảy nở. Và những hệ quả suy cho cùng cũng là nhà nước thiệt thời, người dân phải gánh chịu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bằng giả và cú sốc niềm tin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO