Báo chí là “ngọn hải đăng” trong quá trình hội nhập

Phan Nam 14/07/2020 21:23

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp và Báo chí 2020: Cơ hội hợp tác phát triển từ “Khủng hoảng COVID-19” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, TS Vũ Tiến Lộc,

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Báo chí cách mạng sẽ luôn là “ngọn hải đăng” để định hướng cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

p/Mối quan hệ đồng hành giữa báo chí và doanh nghiệp được thể hiện tại Diễn đàn Doanh nghiệp và Báo chí 2020: Cơ hội hợp tác phát triển từ “Khủng hoảng COVID-19”

Mối quan hệ đồng hành giữa báo chí và doanh nghiệp được thể hiện tại Diễn đàn Doanh nghiệp và Báo chí 2020: Cơ hội hợp tác phát triển từ “Khủng hoảng COVID-19”

Nhắc lại thành công của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch COVID-19, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, qua đại dịch chúng ta càng thấu hiểu niềm tin của người dân vào sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Niềm tin chính là một trong những nguyên nhân bậc nhất tạo thành công của chúng ta. Để có được niềm tin đó, báo chí đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Báo chí là cầu nối

Báo chí đã tạo được sự chia sẻ đồng lòng trong cộng đồng để thực sự phát động được phong trào toàn dân chống dịch như chống giặc. Dù dịch bệnh đã được đẩy lùi ở Việt Nam nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao, do đó, phục hồi doanh nghiệp và xây dựng gói hỗ trợ lần thứ hai cần được đẩy mạnh. Các nỗ lực cắt giảm thủ tục, thúc đẩy cải cách thể chế là yêu cầu tiên quyết.

  Báo chí và doanh nghiệp hoạt động có đặc thù nhưng luôn là những người bạn đồng hành. Doanh nghiệp phát triển thì hợp tác truyền thông phát triển và ngược lại.

Nhấn mạnh niềm tin về việc báo chí tiếp tục là “ngọn hải đăng” tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, TS Vũ Tiến Lộc mong báo chí góp phần vào cải cách môi trường kinh doanh. Qua báo chí, những ý kiến của doanh nghiệp đã đến được với các cơ quan lãnh đạo Nhà nước.

Ông Nguyễn Hồng Long - Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong việc truyền đạt thông tin. Nhất là trong đại dịch COVID-19, báo chí đã góp phần phòng chống dịch tốt, thì trong công cuộc khôi phục hưng kinh tế, báo chí càng cần có vai trò lớn hơn nữa, tạo ra sự công bằng trong kinh doanh. Báo chí phải là cầu nối với doanh nghiệp để truyền đạt thông tin, đồng thời có thể giúp doanh nghiệp truyền đạt những kiến nghị chính sách tới các cơ quan có liên quan.

“Chúng ta đã có 13 FTA, với những FTA này chúng ta đã có quan hệ với gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ đã và đang khởi động mở cửa dần dần, đón nhận những cơ hội từ các FTA đã ký kết. Trước COVID-19 tỷ lệ doanh nghiệp tận dụng các cơ hội từ các hiệp định đã tăng nhanh trong 2 năm qua lên mức 45% năm 2019. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thể hiện công lao rất lớn của báo chí” - ông Trịnh Minh Anh – Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế chia sẻ.

Theo LS Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, trước đây, mối quan hệ báo chí và doanh nghiệp là đồng hành theo kiểu “chia bùi, sẻ ngọt”. Còn trong bối cảnh hậu COVID-19, mối quan hệ là “đồng cam, cộng khổ” bởi tại thời điểm này cả doanh nghiệp và báo chí đều khổ. Báo chí phải định vị được mình trong bối cảnh mới, báo chí cần 4 S gồm: Sung, sáng, sạch và sắc. Báo chí phải dũng cảm khi đấu tranh chống tiêu cực, ngăn cản những doanh nghiệp sai trái, trở thành diễn đàn tin cậy của doanh nghiệp và công chúng, góp phần cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước.

Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Ban Tuyên Giáo Trung Ương cho rằng: Báo chí và doanh nghiệp hoạt động có đặc thù nhưng luôn là những người bạn đồng hành. Doanh nghiệp phát triển thì hợp tác truyền thông phát triển, doanh nghiệp không phát triển thì sự hợp tác truyền thông cũng gặp những khó khăn. Trong quản trị xã hội hiện nay, khi triển khai một chương trình, một dự án thường doanh nghiệp đặt 4 vấn đề: truyền thông, nội dung, nguồn nhân lực và điều kiện tổ chức thực hiện nên vấn đề truyền thông không thể thiếu. Do đó, công tác truyền thông phải đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển có doanh nghiệp gặp khó khăn, có doanh nghiệp chưa đi đúng pháp luật của Nhà nước trong kinh doanh nếu báo chí chia sẻ, chỉ ra sai sót với tấm lòng chân thành, xây dựng, góp ý thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ trưởng thành và khắc phục, hạn chế những sai sót. Nếu thấy những sai sót báo chí không thẳng thắn, không chia sẻ thì doanh nghiệp sẽ đổ vỡ, dẫn theo nhiều hệ lụy.

Đồng hành doanh nghiệp

Ở vai trò Hội Nhà báo Việt Nam, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp hãy mở lòng hơn với báo chí. "Có thể lúc này, lúc kia có những nhà báo đã từng gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp, nhưng trên tổng thể, hầu hết người làm báo rất lành mạnh, tử tế, lấy mục đích phục vụ đất nước, nhân dân là chính. Số nhà báo tiêu cực rất ít, nếu có đều đã xử lý; nếu phát hiện, tiếp tục xử lý theo pháp luật, theo quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo".

Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo kinh tế, gắn bó với cộng đồng doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư khẳng định: Báo chí không được làm tổn thất doanh nghiệp chân chính và không để doanh nghiệp bất chính hoành hành. Bằng thực tế nhiều năm làm báo, tôi thấy rằng các doanh nghiệp chân chính không bao giờ sợ báo chí. Về lâu dài, để hỗ trợ doanh nghiệp, báo chí phải dũng cảm đương đầu với tiêu cực để hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn chân chính và dung cảm đấu tranh với những doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp lợi dụng kẻ hỡ của pháp luật để làm ăn bất chính.

Kết luận tại Diễn đàn, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định: Công cuộc Đổi mới và sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp có vai trò rất lớn của báo chí. Chủ tịch VCCI mong muốn doanh nghiệp và báo chí sẽ luôn có “mối tình” đẹp. Đồng thời mong muốn trước mắt báo chí sẽ tham gia thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hàng việt nam chinh phục người Việt Nam, người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • [TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP] Diễn đàn Doanh nghiệp và Báo chí 2020: Cơ hội hợp hợp tác phát triển từ “khủng hoảng COVID-19”

    14:24, 14/07/2020

  • Diễn đàn Doanh nghiệp và Báo chí 2020: Cơ hội hợp tác phát triển từ "khủng hoảng COVID-19"

    13:30, 14/07/2020

  • Cuộc "di dân" của tư duy và loại hình báo chí

    11:00, 07/07/2020

  • Thực tiễn và lý luận là sức sống của báo chí

    11:00, 06/07/2020

  • Báo chí với doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh

    10:24, 21/06/2020

TS Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam:

Điều quan trọng nhất đối với báo chí cũng như đối với doanh nghiệp là cùng đất nước vượt qua suy thoái kinh tế. Báo chí có thể giúp thúc đẩy chính sách, phản ánh tiếng nói của doanh nghiệp tới các cơ quan chức năng. Chúng ta vẫn thường nói sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn nhưng tổng cầu vẫn ở mức thấp thì làm sao doanh nghiệp hết khó được? Muốn thay đổi tổng cầu phải thúc đẩy đầu tư công, nhưng đây là vấn đề khó bởi quá trình thúc đẩy giải ngân nhanh vốn đầu tư công còn nhiều khó khăn. Báo chí phải cùng doanh nghiệp thúc đẩy điều này.

Nhà báo Nguyễn Thị Lan Anh – Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng:

Từ lâu nay doanh nghiệp và ngân hàng luôn có sự gắn bó chặt chẽ, bởi doanh nghiệp có thành công thì ngân hàng mới thành công. Và sâu xa hơn nữa, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp với chức năng đi vay để cho vay. Với vai trò là tờ báo ngành, chúng tôi luôn xác định vai trò cầu nối để chuyển tải chính sách, cũng như điều hành của ngành đến đông đảo doanh nghiệp. Trong phạm vi hoạt động của mình, chúng tôi sẽ phản ánh những vướng mắc của doanh nghiệp đến các ngân hàng để hai bên cùng tháo gỡ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Báo chí là “ngọn hải đăng” trong quá trình hội nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO