Chính trị - Xã hội

BÁO CHÍ VÀ DOANH NGHIỆP: Thông tin kịp thời để khơi thông rào cản thể chế

Bài và Ảnh: Hương Giang 04/07/2025 11:59

Nghị quyết 68/NQ-TW đang mở ra trang sử mới, và báo chí chính là hơi thở, là động lực truyền tải thông tin, khơi thông mọi rào cản về thể chế, tạo dòng chảy thông suốt đưa kinh tế tư nhân phát triển.

Đó là chia sẻ của các doanh nghiệp tại Tọa đàm “Báo chí và doanh nghiệp: Đồng hành thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng 4/7/2025.

toàn cảnh
Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung, cho rằng Nghị quyết 68/NQ-TW đang mở ra trang sử mới, và báo chí chính là hơi thở, là động lực truyền tải thông tin, khai thông mọi rào cản về thể chế, tạo dòng chảy thông suốt đưa kinh tế tư nhân phát triển.

Khơi thông mọi rào cản về thể chế

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung cho rằng Nghị quyết 68/NQ-TW đang mở ra trang sử mới, và báo chí chính là hơi thở, là động lực truyền tải thông tin, khai thông mọi rào cản về thể chế, tạo dòng chảy thông suốt đưa kinh tế tư nhân phát triển. Đặc biệt, theo ông Hoàng Anh, tọa đàm báo chí và doanh nghiệp hôm nay thực sự ý nghĩa, đúng thời điểm, đúng đối tượng, góp phần hiện thực hoá Nghị quyết 68.

lanhdao1(1)-35b3e0ac0f2a579034ca51aa8e349e88.jpg
Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phát biểu tại tọa đàm.

Có thể nói, Nghị quyết 68/NQ-TW là nghị quyết lịch sử, tạo động lực để quốc gia khởi nghiệp, tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Song, để nghị quyết 68 kịp thời phát huy giá trị thực chất, mạnh mẽ, ông Nguyễn Hoàng Anh cho rằng cộng đồng doanh nghiệp rất cần từng cấp, từng ngành có liên quan thực thi đầy đủ trách nhiệm, đúng, kịp thời đáp ứng kỳ vọng qui định chung, trong đó có sự đồng hành, chuyển tải thông tin từ lực lượng báo chí, đặc biệt là thông qua Toạ đàm hôm nay.

Doanh nghiệp mong muốn thông qua các cơ quan báo chí để truyền tải ý kiến, kiến nghị và hiến kế liên quan đến cơ chế, chính sách và thể chế. Đây là cách để góp phần tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển ổn định, bền vững.

Cũng theo ông Hoàng Anh, hiện nay các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất vẫn là vốn. Doanh nghiệp muốn đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô nhưng không có vốn thì không thể làm được gì. Vốn là nguồn lực chính, là nguồn dẫn lưu thông trong cơ thể doanh nghiệp. Nếu cơ chế qui định chưa rõ ràng, không phù hợp sẽ gây rào cản phát triển cho doanh nghiệp.

Vì vậy, thông qua toạ đàm này, chúng tôi hy vọng các cơ quan báo chí, đặc biệt là VCCI chuyển tải những thông tin của doanh nghiệp, có văn bản tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các bộ ngành, một số vấn đề như:

Một là, Chính phủ cần thiết lập cơ chế vốn, nguồn vốn hạn mức, có giá trị phù hợp và tăng trưởng ngành đáp ứng từng cấp độ doanh nghiệp. Trong đó, từng ngành nghề được thiết kế tiêu chuẩn phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp ngành tiếp cận vốn vay.

Hai là, xây dựng cụ thể tiêu chuẩn từng ngành và hướng dẫn tiêu chí huy động nhiều kênh thị trường vốn.

Ba là, cần xác định tiêu chuẩn nợ, nhóm nợ rõ ràng hơn, như: khách hàng vay vốn có tài sản đảm bảo, khi phát sinh nợ chưa trả được tổ chức tín dụng thì cần xác định là khoản nợ chưa thu hồi, chứ không xem là khoản nợ mất vốn, nợ xấu, để không làm ảnh hưởng, hạn chế cơ hội phát triển tiếp theo của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần phải xác định rõ điều kiện, cơ chế tiếp cận vốn tiếp theo khi doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có tài sản đảm bảo, tổ chức tín dụng có phát sinh giao dịch trước đó phải tiếp tục cấp vốn đồng hành cùng doanh nghiệp.

z6769969787093_f0f4492cfadd62ac398739e29c772fac.jpg
Bà Phạm Thị Nhật - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đô thị Phúc Thành: để Nghị quyết 68 đi vào cuộc sống thì không thể thiếu vai trò của báo chí trong việc chuyển tải thông tin, đăc biệt là những thông tin liên quan tới các Luật hiện hành, các Thông tư, Nghị định về cơ chế, chính sách… đang là những bất cập, rào cản tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp.

Doanh nghiệp mạnh, báo chí cũng mạnh

Bà Phạm Thị Nhật - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đô thị Phúc Thành khẳng định: Toạ đàm "Báo chí và doanh nghiệp: Đồng hành phát triển kinh tế tư nhân" thực ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Cũng theo bà Nhật, sự ra đời của Nghị quyết 68 đang mở ra nhiều cơ hội cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, không thể thiếu vai trò của báo chí trong việc truyền tải đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định, thông tư, nghị định tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, việc một số địa phương gần đây triển khai thực hiện Nghị định 103 về truy thu thuế đất đối với doanh nghiệp bất động sản đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là từ phía các doanh nghiệp đầu tư dự án và kinh doanh địa ốc. Những thông tin như vậy nếu không được phản ánh kịp thời, đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến niềm tin và quá trình thực thi chính sách.

lanhdao(1).jpg
Từ trái qua phải: Nhà báo Nguyễn Tấn Phong, ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM; PGS.TS. Trần Đình Thiên - Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng; Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

“Có những doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế, tài chính và triển khai dự án, giao cho người dân sử dụng ổn định đến 10 năm. Thế nhưng, hiện nay một số các địa phương bất ngờ truy thu cả hàng chục tỉ khiến doanh nghiệp không thể xoay sở. Thậm chí có nguy cơ phá sản là điều không thể tránh khỏi”, bà Nhật nói.

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi xin gửi nội dung tới các chuyên gia tham dự tọa đàm, đặc biệt là đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cộng đồng doanh nghiệp. Chúng tôi kỳ vọng VCCI sẽ có các văn bản kiến nghị gửi tới Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương nhằm làm rõ những vướng mắc đang đặt ra.

ong hung2
Nhà báo Phạm Hùng - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp - Trưởng ban Tổ chức Tọa đàm “Báo chí và doanh nghiệp: Đồng hành thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân”.

Bên cạnh đó, để thông tin đến được Chính phủ một cách kịp thời và hiệu quả, rất cần sự đồng hành của các cơ quan báo chí trong việc đưa tin nhanh chóng, chính xác. Đây cũng là cách thiết thực để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, đồng thời thể hiện vai trò đồng hành giữa báo chí và cộng đồng doanh nghiệp.

tanghoa2.jpg
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM tặng hoa chúc mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam cho Nhà báo Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và Nhà báo Nguyễn Linh Anh – Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Theo bà Nhật, báo chí không chỉ là người bạn đồng hành mà còn là cầu nối quan trọng, góp phần truyền tải tiếng nói của doanh nghiệp đến các cơ quan quản lý. Thông qua tọa đàm lần này, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn báo chí tiếp tục phát huy vai trò đồng hành, chia sẻ thông tin, phản ánh kịp thời các kiến nghị, đồng thời tham mưu, kiến nghị với Chính phủ tháo gỡ các bất cập về thể chế – nhằm hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 68/NQ-TW, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
BÁO CHÍ VÀ DOANH NGHIỆP: Thông tin kịp thời để khơi thông rào cản thể chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO