Bảo hộ sáng chế tại ASEAN

Diendandoanhnghiep.vn Tại các quốc gia ASEAN, để được xác lập bảo hộ sáng chế thì việc đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại là quy định bắt buộc.

>>> Thúc đẩy sáng chế xanh tại ASEAN

Về cơ chế bảo hộ sáng chế, quy định về loại sáng chế, thời gian và chi phí duy trì bảo hộ, cũng như loại ngôn ngữ yêu cầu có sự khác nhau ở các quốc gia ASEAN.

 Hội nghị thường niên Hội Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (ASEAN IPA) năm 2023 với chủ đề “Ảnh hưởng của Công nghiệp 4.0 tới xây dựng và bảo hộ tài sản trí tuệ - Các thách thức đối với chủ sở hữu tài sản trí tuệ tại ASEAN”

Hội nghị thường niên Hội Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (ASEAN IPA) năm 2023 với chủ đề “Ảnh hưởng của Công nghiệp 4.0 tới xây dựng và bảo hộ tài sản trí tuệ - Các thách thức đối với chủ sở hữu tài sản trí tuệ tại ASEAN”

Quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế

Bằng độc quyền sáng chế có thể được nộp theo hình thức đơn đăng ký sáng chế địa phương hoặc nộp dưới dạng đơn ưu tiên và sau đó được nộp theo hình thức Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) cho Cơ quan Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) để được bảo hộ như đơn đăng ký sáng chế quốc tế thông qua Hệ thống PCT. Hầu hết quy định thời hạn bằng sáng chế tại các quốc gia ASEAN được cấp có giá trị trong 20 năm, khi kết thúc các điều khoản đó, các bằng sáng chế không thể được gia hạn và chúng trở thành một phần của cộng đồng chung (miền công cộng).

Một số nguyên tắc trong bảo hộ sáng chế tại Đông Nam Á: Về nguyên tắc xác định đăng ký sáng chế, nhìn chung pháp luật của các quốc gia ASEAN đều quy định ba điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp để xem xét sự phù hợp trong quy trình cấp bằng sáng chế.

Hiện nay, có hai học thuyết được đưa ra để xác định việc công nhận sáng chế, đó là: “Người đầu tiên phát minh” (First-to-Invent) và “Người đầu tiên nộp đơn” (First-to-File). Hoa Kỳ và Philippines là hai quốc gia trên thế giới có hệ thống bằng sáng chế dựa trên cơ chế First-to-Invent. Ngược lại, các quốc gia trong khối ASEAN đều sử dụng hệ thống First-to-File thông qua việc nộp đơn đăng ký để bảo hộ sáng chế; khi đó sáng chế được bộc lộ hoàn toàn ra công chúng.

Đơn cử như tại Malaysia, trường hợp có hai hoặc nhiều người cùng thực hiện một sáng chế riêng biệt, độc lập và mỗi người trong số họ đã nộp đơn xin cấp Bằng độc quyền sáng chế thì quyền đối với Bằng độc quyền sáng chế đó thuộc về người sở hữu đơn có ngày ưu tiên sớm nhất, theo quy định khoản 4 Điều 18 Đạo luật Bằng sáng chế 1983, Malaysia. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm lưu giữ và duy trì Sổ đăng ký bằng sáng chế dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử, nội dung bao gồm tất cả các vấn đề và chi tiết liên quan đến bằng sáng chế theo Điều 32 Đạo luật Bằng sáng chế 1983. Trong năm 2022, Đạo luật sáng chế sửa đổi của Malaysia đã đem đến một làn gió mới cho pháp luật về sáng chế cho quốc gia này.

Những lưu ý khi nộp đơn bảo hộ

Một số trường hợp đặc biệt đáng chú ý. Tại Philippines, cá nhân hay tổ chức nước ngoài sẽ không thể đăng ký bằng sáng chế trên hệ thống đăng ký trực tuyến của Văn phòng Sở hữu trí tuệ Philippines (IPOPHIL). Thay vào đó, tác giả hay chủ sở hữu sáng chế phải thuê một đại lý thường trú hoặc đại diện được ủy quyền tại Philippines, người sẽ thay mặt cá nhân hoặc tổ chức sáng chế để nộp đơn đăng ký. Bên cạnh đó, người đại diện phải đính kèm một bản sao Giấy ủy quyền đặc biệt hoặc yêu cầu chỉ định đại lý thường trú trong đơn đăng ký trực tuyến. Tại Thái Lan, nhiều cá nhân hay tổ chức là chủ sở hữu của phần mềm liên quan đến công nghệ xanh.

Những bằng sáng chế này không được bảo hộ sáng chế do Điều 3, Mục 9 Đạo luật Sáng chế Thái Lan B.E. 2542 năm 1999 quy định một hệ thống hoặc chương trình máy tính (phần mềm) không được cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, sẽ là ngoại lệ nếu sáng chế liên quan đến phần mềm thể hiện đủ “hiệu ứng kỹ thuật", tức là phần mềm phải được sử dụng cùng với tài nguyên phần cứng và có khả năng mang lại kết quả kỹ thuật chứ không chỉ có khả năng xử lý dữ liệu thô, thì có thể được cấp bằng sáng chế.

Vì đa số các quốc gia ASEAN đều lựa chọn bảo hộ sáng chế theo nguyên tắc nộp đơn trước thì được ưu tiên bảo hộ trước, nên việc thiết lập chiến lược đăng ký là cần thiết. Xác định thị trường ưu tiên và thực hiện thủ tục đăng ký càng sớm càng tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về tranh chấp sáng chế, mất quyền do bị đối thủ đăng ký. Ngoài ra, cần tranh thủ quyền ưu tiên trong đăng ký bảo hộ sáng chế, tránh tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng". Mặt khác, đặt tiêu chí về yêu cầu trong xây dựng chính sách lựa chọn thị trường đăng ký, tạo uy tín tại quốc gia xuất khẩu vì không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng có đủ kinh phí và năng lực để tiến hành đăng ký bảo hộ sáng chế đa quốc gia. Đối với đăng ký sáng chế phạm vi quốc tế, hiện nay, 2 phương thức đăng ký theo khu vực được tại các quốc gia ASEAN lựa chọn nhiều là thoả thuận Madrid và Điều ước quốc tế đăng ký PCT. Trong đó, PCT là cơ chế nộp đơn duy nhất vào cơ quan đăng ký bảo hộ sáng chế quốc tế và chỉ định nhiều nước. Sau đó chủ đơn có thể chủ động lựa chọn quốc gia quan tâm muốn bảo hộ để tiến hành thủ tục đăng ký tại từng quốc gia chỉ định.

Đây là các phương thức được nhiều quốc gia ASEAN lựa chọn vì tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bảo hộ sáng chế tại ASEAN tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714592870 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714592870 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10