Bảo vệ doanh nghiệp trước “cú sốc” bên ngoài

HẠNH LÊ thực hiện 13/07/2023 01:00

Những chính sách hỗ trợ, nhất là chính sách tài khoá vừa được Quốc hội thông qua góp phần bảo vệ sức khoẻ cho doanh nghiệp và việc làm cho người lao động trước những “cú sốc” bất định từ bên ngoài.

Trao đổi với DĐDN, TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nền kinh tế và doanh nghiệp đang thích nghi với những thách thức do tổng cầu thế giới suy giảm. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Quốc hội và Chính phủ, cần có chính sách dài hơi để bảo vệ và nuôi dưỡng doanh nghiệp, tăng cường nội lực, năng lực chống chịu tốt hơn như một số quốc gia đã thực hiện thành công.

- Những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp đang được Chính phủ thực hiện sẽ góp phần giải toả áp lực và tạo đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm, thưa ông?

Quốc hội vừa thông qua chính sách giảm 2% thuế VAT, áp dụng từ ngày 1/7 tới. Trước đó, một số loại thuế phí đã được cắt giảm, giãn hoãn… Đây là những chính sách hỗ trợ trực tiếp, đã được thực hiện trong năm 2022 và mang lại hiệu ứng tốt. Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy, các chính sách hỗ trợ không làm thâm hụt thêm ngân sách; trái lại, tỷ lệ thâm hụt ngân sách còn giảm từ 4% năm 2021 xuống còn 3,6% năm 2022, kinh tế mở rộng, khoản thu tăng nhanh. Đặc biệt, chính sách giãn hoãn nợ đã góp phần giảm áp lực nợ, không làm xấu đi bảng cân đối của doanh nghiệp để khi có cơ hội phục hồi, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận chính sách, nguồn lực.

Năm nay, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là tổng cầu của nền kinh tế (cầu trong nước và cầu bên ngoài) yếu, tập trung ở cầu bên ngoài. Có thể thấy qua kim ngạch xuất khẩu giảm 13% trong 5 tháng đầu năm và nhập khẩu giảm 18%, trong khi hơn 90% nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong nước. Vì vậy, ngoài chính sách hỗ trợ trên, để đảm bảo tăng trưởng cho nền kinh tế và doanh nghiệp, cần thúc đẩy các trụ cột tăng trưởng khác như giải ngân đầu tư công, tiêu dùng và dịch vụ nội địa từ chủ trương mở cửa mạnh mẽ ngành du lịch, tận dụng tốt cú hích từ thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, nhất là thị trường Ấn Độ đang phát triển mạnh. Thậm chí, trong trung hạn Ấn Độ có thể xem là thị trường trọng điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết được.

p/Cần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đẽ dàng hơn trong tiếp cận các nhân tố vốn, giá đất đai, KHCN... tạo cú hích lớn cho doanh nghiệp phát triển. (Sản xuất linh kiện điện tử tại Khu Công nghệ cao TPHCM. Ảnh: Thanh Vũ)

Cần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đẽ dàng hơn trong tiếp cận các nhân tố vốn, giá đất đai, KHCN... tạo cú hích lớn cho doanh nghiệp phát triển. (Sản xuất linh kiện điện tử tại Khu Công nghệ cao TPHCM. Ảnh: Thanh Vũ)

>>Thấy gì từ chính sách giảm thuế GTGT?

>>Giảm thuế GTGT 2%: "Trợ lực" cho doanh nghiệp, người dân

>>Giảm thuế GTGT, tăng khả năng phục hồi cho doanh nghiệp

- Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh chưa được cải thiện là một trong những nguyên nhân cản trở doanh nghiệp thu hút đơn hàng, tiếp cận thị trường, tiếp cận nhu cầu tiêu dùng thế giới đang thay đổi nhanh chóng, thưa ông?

Doanh nghiệp các nước đang cạnh tranh bằng gì là câu hỏi rất được quan tâm hiện nay. Từ thực tế, chúng tôi nhận thấy, doanh nghiệp các nước đang cạnh tranh theo chuỗi sản xuất chứ không phải cạnh tranh đơn lẻ. Cạnh tranh đơn lẻ sẽ không phát triển được.

Trong cạnh tranh theo chuỗi, doanh nghiệp đi theo 2 xu hướng. Thứ nhất, theo chuỗi của doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn toàn cầu. Xu hướng này đã, đang được thực hiện tại Việt Nam với một số thành công nhất định. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớp 1 cho các tập đoàn điện tử lớn, tạo nền tảng phát triển ngành công nghiệp điện tử.

Tuy nhiên, sự lựa chọn này có cái khó là doanh nghiệp trong nước bị động, tất cả vấn đề, kể cả các nhà cung ứng do doanh nghiệp nước ngoài quyết định. Chỉ có các tập đoàn toàn cầu quy mô lớn, có chi phí sử dụng nhà cung ứng tại chỗ, cho dù chỉ một vài cent trên một sản phẩm cũng tạo ra cú hích, động lực lớn cho doanh nghiệp. Đó là lý do Việt Nam định hướng thu hút nhà đầu tư “đại bàng” với cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ hai, phát triển doanh nghiệp đầu đàn xây dựng chuỗi giá trị trong nước ở các lĩnh vực có thế mạnh. Xu hướng này buộc Việt Nam nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp trong nước lớn mạnh để “go global” (đi ra toàn cầu) hợp tác, đầu tư, mua công nghệ và đưa về nước.

Đây là bước đi dài hạn, được nhiều nước trên thế giới thực hiện thành công. Song, để có những bước đi trên con đường dài, trước mắt, tôi cho rằng, doanh nghiệp trong nước cần có sự kết nối, liên kết, hợp tác tạo thành các cụm liên kết ngành. Làm được như vậy, doanh nghiệp cũng giảm được tác động từ “cú sốc” bên ngoài như thời gian qua.

- Theo ông, Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ như thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh, sức đề kháng giúp doanh nghiệp thích ứng với thay đổi trên?

Quan trọng nhất, Nhà nước tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, bao gồm việc tiếp cận dễ dàng hơn với các yếu tố đầu vào của sản xuất như đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực…

Đây là những nhân tố mà Nhà nước có thể kiến tạo và thực hiện được rất tốt. Nếu các nhân tố giá vốn, giá đất đai có chi phí rẻ tạo cú hích lớn cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, không tạo được môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi như vậy, để doanh nghiệp vật lộn một mình sẽ rất khó khăn và khó phát triển được những doanh nghiệp lớn, tập đoàn trong nước lớn mạnh để dẫn dắt.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Thấy gì từ chính sách giảm thuế GTGT?

    01:00, 10/07/2023

  • Giảm thuế GTGT 2%: "Trợ lực" cho doanh nghiệp, người dân

    04:00, 06/07/2023

  • Giảm thuế GTGT, tăng khả năng phục hồi cho doanh nghiệp

    01:30, 03/07/2023

  • Cần sớm sửa đổi chính sách thuế GTGT với phân bón

    15:00, 30/06/2023

  • Hoàn thuế GTGT: Cần công bằng và sòng phẳng

    11:00, 09/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bảo vệ doanh nghiệp trước “cú sốc” bên ngoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO