"Bắt bệnh" doanh nghiệp vận tải “lừng khừng” giảm giá cước

Diendandoanhnghiep.vn Giá cước của mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở các chi phí đầu vào của giá thành vận tải, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ phụ thuộc vào chi phí xăng dầu.

>>> Giá cước vận tải “tăng nhanh, giảm chậm”: Cần sửa nghị định về kê khai giá

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, trong các chi phí đầu vào, các doanh nghiệp dự báo giá nhiên liệu trên thị trường trung bình trong thời gian 3 hay 6 tháng.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết đến thời điểm này đã có khoảng 30% các đơn vị vận tải trên địa bàn đã kê khai giảm giá cước, mức giảm trung bình từ 5 - 10%.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết đến thời điểm này đã có khoảng 30% các đơn vị vận tải trên địa bàn đã kê khai giảm giá cước, mức giảm trung bình từ 5 - 10%.

Do đó, doanh nghiệp không thể căn cứ vào giá xăng dầu trong kỳ điều hành 10 ngày để điều chỉnh giá cước. Bên cạnh đó, giá cước của mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở các chi phí đầu vào của giá thành vận tải, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ phụ thuộc vào chi phí xăng dầu.

Đồng tình với nhận định trên, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, cho biết mỗi lần điều chỉnh giá cước, các hãng taxi tốn khoảng 150.000 đồng/xe cho các chi phí như kiểm định lại đồng hồ và trang bị bộ dán giá cước mới. Chi phí lớn và mỗi lần đề xuất tăng/giảm giá cước mất nhiều thời gian, nhân lực để thực hiện nên trước khi triển khai các doanh nghiệp cần phải có lộ trình, kế hoạch cụ thể, hay nói cách khác là phải có độ trễ sau các đợt tăng/giảm giá xăng dầu.

Dù qua 6 lần điều chỉnh gần nhất, giá xăng dầu hiện đã giảm tới hơn 20% so với cách đây hơn một tháng, nhưng thống kê cho thấy các doanh nghiệp vận tải vẫn chậm giảm. Đơn cử, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết đến thời điểm này đã có khoảng 30% các đơn vị vận tải trên địa bàn đã kê khai giảm giá cước, mức giảm trung bình từ 5 - 10%. 

Đề xuất giải pháp cho vấn đề này bên cạnh kiến nghị sửa các nghị định về kê khai giá yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai lại giá khi giá xăng, dầu giảm, chuyên gia cho rằng cần cải cách hành chính trong lĩnh vực vận tải.

Cụ thể, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, chi phí thủ tục hành chính quá cao, đương nhiên doanh nghiệp tính luôn vào giá thành. “Vì vậy, phải cải tiến các thủ tục hành chính trong kê khai giá, thuận lợi trong chuẩn bị hồ sơ, khi đó sẽ nhanh chóng đáp ứng mong mỏi của người tiêu dùng, đồng thời tạo thuận lợi cho các đơn vị vận tải”, vị chuyên gia này đề nghị.

>>>Đề xuất cơ chế giành quyền vận tải cho đội tàu Việt

>>>Xăng dầu giảm, doanh nghiệp vận tải ô tô điều chỉnh giá cước

Ông Trần Bảo Ngọc ,Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho biết, trong vận tải, nếu cung phương tiện ít nhưng nhu cầu vận tải lớn, dù ra sức kêu gọi và áp dụng mệnh lệnh hành chính cũng chỉ đem lại tác dụng nhất định. Quan trọng là cung đủ cầu, lúc đó, thị trường tự điều tiết.

doanh nghiệp không thể căn cứ vào giá xăng dầu trong kỳ điều hành 10 ngày để điều chỉnh giá cước.

Doanh nghiệp cho biết không thể căn cứ vào giá xăng dầu trong kỳ điều hành 10 ngày để điều chỉnh giá cước.

Khi có yếu tố thống lĩnh thị trường hoặc độc quyền từ phía đơn vị kinh doanh thì cần phải có chế tài, biện pháp quản lý giá mạnh hơn như quy định khung giá để bảo vệ được người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp. Chẳng hạn, quy định về mức giá sàn trong trường hợp có nhiều người bán nhưng chỉ có một người mua - độc quyền mua thì phải có giá sàn.

“Ngược lại, có ít người bán nhưng có nhiều người mua thì độc quyền bán, phải áp dụng giá trần. Trong các trường hợp không có yếu tố thống lĩnh thị trường, phải áp dụng tốt Luật Giá và Luật Cạnh tranh, cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm”, ông Trần Bảo Ngọc nhấn mạnh.

Cùng với đó, nhu cầu vận tải cuối năm được dự đoán gia tăng, khi các dịp cao điểm sắp đến như dịp lễ 2/9, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch... Trong thời điểm giá nhiên liệu biến động, đại diện các doanh nghiệp cho rằng cần nhanh chóng tìm giải pháp ứng phó, lên kế hoạch để triển khai trước mùa cao điểm.

Chẳng hạn, các điểm trung chuyển và các tuyến đường vận chuyển cần được kiểm soát và quản lý hiệu quả hàng ngày. Điều này giúp nâng cao năng lực quản lý điều hành các bộ phận liên quan, đầu ra, đầu vào và đưa ra giải pháp kịp thời cho doanh nghiệp. Việc tăng cường liên kết chặt chẽ trong các hiệp hội vận tải cũng giúp tạo lập mặt bằng giá cước phù hợp và hạn chế giao nhận hàng hóa rải rác làm tăng chi phí.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Bắt bệnh" doanh nghiệp vận tải “lừng khừng” giảm giá cước tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713580018 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713580018 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10