“Bắt tay” thay “đối đầu”

Ngọc Hà 25/03/2018 16:52

Mở rộng hợp tác vào chuỗi cửa hàng tiện ích dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu có thể sẽ trở thành xu hướng đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian tới khi mà các doanh nghiệp này đã có chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam.

Tại Đối thoại Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản do VCCI tổ chức mới đây, ông Funayama Tetsu, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Cty Mitsubishi Corporation Việt Nam cho biết, hiện nay các doanh nghiệp Nhật đang rất quan tâm tới lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng chuỗi cửa hàng tiện ích của Nhật Bản tại Việt Nam như FamilyMart, 7– elevent...

br class=

Đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới được nhượng quyền tại Việt Nam như Mcdonald’s, Starbucks... Ảnh: S.T

Mong muốn của doanh nghiệp Nhật

“Với số lượng ngày càng nhiều cửa hàng mà nếu chỉ có quản lý trực tiếp của doanh nghiệp Nhật thì doanh nghiệp Nhật cũng không đủ sức, trong khi thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Do đó, doanh nghiệp Nhật mong muốn thực hiện nhượng quyền thương hiệu cho doanh nghiệp Việt để mở rộng thị phần”, dù ông Tetsu băn khoăn không biết hoạt động này có gặp khó khăn về mặt pháp lý?

Thực tế đến nay đã có khoảng 160 thương hiệu lớn trên thế giới đã được nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam, trong đó có những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Mcdonald’s, Starbucks... Điều này cho thấy về mặt pháp lý không có bất kỳ khó khăn nào về nhượng quyền thương hiệu.

Hợp tác cùng phát triển

Ông Trần Đức Phương, Phó Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Phú Thái cho biết: Đối với ngành bán lẻ, cơ cấu hàng hoá hiện nay 60% là hàng nội địa và 40% là hàng nhập khẩu. Theo một số chuyên gia, cơ cấu này sẽ sớm cân bằng khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam.

Đây cũng là quan điểm của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội khi cho rằng, trong tương lai, hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ nội có khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu kinh nghiệm, quy mô đầu tư và nguồn nhân lực.
Ông Trần Đức Phương chia sẻ: “Kinh nghiệm của chúng tôi là tránh sự đối đầu, thay vì đối đầu chúng tôi sẽ bắt tay với những doanh nghiệp quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực này. Như vậy, khi các doanh nghiệp bắt tay hợp tác sẽ tận dụng được những lợi thế và sức mạnh của nhau để cùng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Bắt tay” thay “đối đầu”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO