“Bẫy nợ” Trung Quốc ở Nam Âu đã sập như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn "Bẫy nợ" của Trung Quốc sập xuống ở một vài quốc gia vùng Nam châu Âu.

Đất nước Mongtenegro bình yên đã dính bẫy nợ Trung Quốc!

Mongtenegro bình yên, nhưng có nguy cơ vỡ nợ

Lần lượt, lần lượt từng khoản nợ với Trung Quốc dần lộ ra, lần này là phía Nam châu Âu - những quốc gia “con nợ” từng là nơi rất phát triển như Italy, Mongtenegro, Serbia, Macedonia,…

Năm 2012, Bắc Kinh khởi xướng hội nghị Thượng đỉnh 16+1 với các nước vùng Đông, Nam châu Âu để tìm kiếm cơ hội đầu tư, cũng như tiếp thị nguồn vốn dồi dào của mình.

Bây giờ hãy đặt câu hỏi: Vì sao Trung Quốc chọn đối tượng cho vay là các nước Nam Âu chứ không phải nơi nào khác - trong khi đó các nền kinh tế lớn ở Tây Âu, châu Á đang khát tiền hơn bao giờ hết?

Nam Âu, ngoại trừ Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, còn lại đều là các nền kinh tế nhỏ, dường như bị bỏ lại ngoài khối EU. Chính vì vậy các nước này tăng cường tìm nhà đầu tư ngoài châu lục.

Trung Quốc mau chóng xuất hiện đến và mang đến rất nhiều hứa hẹn, nguồn vốn dồi dào từ Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng (AIIB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu, luôn sẵn sàng giải ngân cho vay.

Montenegro vay từ Trung Quốc 809 triệu euro để trang trải 85% chi phí xây 41 km đường cao tốc trong giai đoạn 1 của dự án do Tập đoàn xây dựng cầu đường Trung Quốc (CRBC) thực hiện. Nhưng giai đoạn 1 chưa hoàn thành đã đội vốn lên trên 1 tỷ euro - chiếm ¼ GDP của nước này.

Trên 75% công nhân thi công là người Trung Quốc, và nhà thầu đã thu xếp rằng tất cả vật liệu và phụ kiện xây dựng nhập khẩu đều được miễn thuế quan và thuế giá trị gia tăng!

Thủ tướng Dusko Markovic quyết tâm hoàn thành dự án bằng cách tiếp tục vay vốn Trung Quốc, nhưng như vậy sẽ không tránh khỏi vỡ nợ; mặt khác do dư nợ quá cao so với GDP nên cả IMF, WB cũng không mạo hiểm “giải cứu” Montenegro.

Thêm một quốc gia vùng Bankal khác, Serbia đã vay 5,5 tỉ euro của Trung Quốc để xây cầu, đường và tuyến đường sắt trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường”. Trong khi nợ nước ngoài của Serbia đang ở mức gần 70% GDP.

Vùng Nam châu Âu rất nhiều quốc gia vay tiền Trung Quốc

Vùng Nam châu Âu có rất nhiều quốc gia vay tiền Trung Quốc (Ảnh: Google Eath)

Cách thức Trung Quốc giăng “bẫy nợ” vẫn không có gì mới, ban đầu họ thiết lập liên minh hợp tác đầu tư thông qua một hội nghị quốc tế, có cam kết rõ ràng, sau đó tiếp thị nguồn vốn và tư vấn thiết kế lẫn nhà thầu thi công cho các dự án cụ thể.

Dĩ nhiên, một công trình do Trung Quốc làm chủ hoàn toàn - họ có thể điều chỉnh tinh vi mọi công đoạn, chi tiết; đủ muôn vàn lý do để kéo dài tiến độ, nâng vốn đầu tư và tiếp tục sắm vai người cứu giúp! Như tuyến đường ở Montenegro, mỗi km trị giá 20 triệu USD - suất đầu tư cao chưa từng thấy trong lịch sử xây dựng cao tốc bình thường.

Trong khi đó, nước chủ nhà tuy mang danh “chủ đầu tư” nhưng hầu như không có tiếng nói quyết định, do phụ thuộc hoàn toàn từ công nghệ đến tiền bạc, lâm cảnh dừng không được, tiến không xong.

Tiếp đến là màn giải cứu được chìa ra - nhượng lại công trình cho phía doanh nghiệp Trung Quốc khai thác có thời hạn để xóa nợ. Như trường hợp cảng Hambantota ở Sri Lanka đã được nhượng quyền khai thác cho Trung Quốc sau khi món nợ cả tỷ USD không trả nổi!

Mục tiêu của Trung Quốc là các nước có quy mô nền kinh tế nhỏ và vừa, cần vốn đầu tư để chống tụt hậu, những con nợ của Trung Quốc bố trí rải rác khắp các lục địa, những nơi mà Mỹ dường như lãng quên.

Theo quan sát cho thấy, “bẫy nợ” Trung Quốc nhằm rất nhiều mục đích. Là cách tạo ảnh hưởng mạnh nhất và nhanh nhất đối với những khu vực có tương lại địa chính trị trên thế giới.

Lôi kéo đồng minh về phía mình - chẳng phải như Mỹ, đôi khi dành vài thập kỷ để xây dựng quan hệ, Trung Quốc trói đối phương nhanh hơn và chặt hơn bằng “bẫy nợ”.

“Bẫy nợ” là phương án tối ưu để doanh nghiệp Trung Quốc nhanh chóng đạt được lợi thế cạnh tranh, cưỡng bức chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Đó là một dạng “thực dân kiểu mới”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bẫy nợ” Trung Quốc ở Nam Âu đã sập như thế nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713998516 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713998516 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10