Bê bối ngân hàng tại Mỹ, 3 tỷ USD và hơn thế nữa

Nguyễn Chuẩn 23/02/2020 06:00

Wells Fargo đã phải trả 3 tỷ USD để giải quyết vụ án hình sự và dân sự về hành vi gian lận trong bán hàng và gây áp lực cho nhân viên trong vụ bê bối tài khoản giả.

Wells Fargo & Company, được biết đến với cái tên Wells Fargo, là một trong số những công ty tài chính lớn nhất tại Mỹ và cũng là một trong những ngân hàng lớn nhất trên thế giới,đồng thời cũng là một công ty dịch vụ tài chính toàn cầu của Mỹ có trụ sở tại San Francisco, California, Hoa Kỳ.

Được thành lập vào tháng 3 năm 1852 tại thành phố New York, Wells Fargo với hơn 9.000 chi nhánh bán lẻ và 12.198 máy ATM trên toàn quốc. Wells Fargo có đến  270.000 nhân viên và hơn 70 triệu khách hàng trên toàn thế giới.

Wells Fargo là một trong số công ty ngân hàng tài chính lớn nhất tại Mỹ và cũng là một trong những ngân hàng lớn nhất trên thế giới

Wells Fargo là một trong số công ty tài chính lớn nhất tại Mỹ và cũng là một trong những ngân hàng lớn nhất trên thế giới

Hôm thứ Sáu vừa qua, theo các quan chức chính phủ Mỹ cho biết, Wells Fargo đã phải trả 3 tỷ USD để giải quyết vụ án hình sự và dân sự về hành vi gian lận trong bán hàng và gây áp lực cho nhân viên trong vụ bê bối tài khoản giả,

Wells Fargo sẽ trả tiền phạt cho Bộ Tư pháp và Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và đồng thời phải ký một thỏa thuận “trì hoãn truy tố” ba năm, theo đó Wells Fargo sẽ phải tiếp tục hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào từ chính phủ Mỹ.

Wells Fargo thừa nhận rằng từ năm 2002 đến 2016, công ty đã gây áp lực buộc các nhân viên phải đáp ứng các mục tiêu bán hàng không thực tế, khiến hàng ngàn nhân viên phải tạo ra hàng triệu tài khoản hoặc sản phẩm giả mạo chữ ký khách hàng và đồng thời không được sự đồng ý của khách hàng.

Charles Scharf, CEO mới của Wells Fargo đã phát biểu trong một tuyên bố, mô tả hành vi trong quá khứ là “đáng bị chỉ trích”. 

Nick Hanna, một luật sư của Quận trung tâm California, cho biết: “trường hợp này minh họa cho “sự thất bại hoàn toàn” của lãnh đạo các cấp trong  lĩnh vực ngân hàng. Nói một cách đơn giản, Wells Fargo đã đánh đổi danh tiếng bao năm của mình để kiếm lợi nhuận ngắn hạn”.

Phía Bộ Tư pháp cho biết, các nhà quản lý hàng đầu trong bộ phận Ngân hàng Cộng đồng của Wells Fargo đã nhận thức được các hành vi “trái với luân thường đạo lý trong kinh doanh”.

Một quan chức của Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ, SEC, cho biết, khoảng 500 triệu đô la tiền phạt sẽ được chuyển đến SEC dùng để phân phối cho các nhà đầu tư giải quyết các khoản phí mà ngân hàng đã lừa đảo bằng cách đánh lừa nhà đầu tư về các hoạt động bán hàng của mình.

Nhóm giám sát Công dân Mỹ đã chỉ trích thỏa thuận này, nói rằng nó không đủ “ tính công bằng cần thiết”. Họ cho rằng Wells Fargo phải đền bù đầy đủ cho những thiệt hại của các cá nhân dính vào vụ bê bối trên. Không loại trừ các cáo buộc dân sự hoặc hình sự đối với các cá nhân.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, Elizabeth Warren, người đang tìm kiếm sự ủng hộ của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 tới, đã viết trên Twitter: “đây là một bước đi đúng hướng nhưng nó không đủ mạnh mẽ và cần thiết để tạo ra các cáo buộc hình sự chống lại các giám đốc điều hành cấp cao của Wells Fargo”.

Cũng trong một động thái hiếm hoi vào tháng trước, một cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ đã buộc tội một số cựu giám đốc của Wells Fargo vì vai trò của họ trong vụ bê bối, bao gồm một thỏa thuận của cựu CEO John Stumpf và các cáo buộc dân sự đối với Carrie Tolstedt, cựu giám đốc đơn vị ngân hàng cộng đồng.

Các nhà phân tích và nhà đầu tư đã xem các cuộc điều tra của Bộ Tư pháp là một trở ngại chính mà Wells Fargo phải làm rõ trước khi có thể tập trung vào chiến lược tăng trưởng của mình, trong đó bao gồm thuyết phục Cục Dự trữ Liên bang xóa bỏ hạn chế tăng trưởng trên bảng cân đối kế toán của Wells Fargo cho đến khi chứng minh họ có thể quản lý được rủi ro và kiểm soát nó.

Công ty này đã phải trả hơn 4 tỷ đô la tiền phạt liên quan đến vụ bê bối kể từ năm 2016. Các thăm dò nội bộ và bên ngoài đã phát hiện ra các vấn đề trong các ngành nghề kinh doanh chính của Wells Fargo, bao gồm quản lý tài sản và ngân hàng thương mại.

Mặc dù Wells Fargo đã thực hiện các bước khác nhau để khắc phục các vấn đề của mình và xây dựng lại niềm tin với khách hàng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Thay đổi hội đồng quản trị, tập trung các vấn đề rủi ro và thuê một giám đốc điều hành bên ngoài. 

Tuy nhiên, các vấn đề về danh tiếng và pháp lý chưa được giải quyết đã ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và lợi nhuận của ngân hàng, vốn đã sụt giảm so với năm 2016.

Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ tổ chức ba phiên điều trần về hành vi của Wells Fargo vào tháng tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bê bối ngân hàng tại Mỹ, 3 tỷ USD và hơn thế nữa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO