Bernard Baruch: “Phù thủy” phố Wall

TS. Lê Đức Khánh, Chuyên gia chứng khoán 27/08/2019 11:01

Bernard Baruch được mệnh danh là “Phù thủy phố Wall”, nguyên tắc đầu tư của ông là “không được ăn cả ngã về không”, mà chơi trận nào phải thắng trận đó.

Ông Bernard Baruch

Ông Bernard Baruch

So với các nhà đầu tư tài chính khác, Bernard Ba- ruch không thua kém bất cứ ai. Danh tiếng của ông thậm chí còn có phần lấn áp các nhà đầu tư tài chính khét tiếng, như Peter Lynch, George Soros, kể cả Warren Buffet. Bởi vậy, những bài học kinh nghiệm của ông để lại cho các nhà đầu tư vẫn còn nguyên giá trị.

Phong cách quyết đoán

Bắt đầu sự nghiệp đầu tư cổ phiếu từ năm 21 tuổi cho đến năm 35 tuổi, Bernard Baruch đã trở thành triệu phú và cũng là một chuyên gia tài chính nổi tiếng bên cạnh những tên tuổi lớn như Jesse Livermore, Gerald M Loeb, Goe… Bernard Baruch  không chỉ nổi tiếng bởi phong cách đầu tư thông minh, quyết đoán, mà còn hiểu rõ tầm quan trọng của các tin tức, sự kiện, tình hình kinh tế vĩ mô, hoạt động của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • "Bí quyết" đầu tư cổ phiếu

    11:01, 10/05/2019

  • Đầu tư kiểu Ray Dalio

    Đầu tư kiểu Ray Dalio

    09:39, 08/07/2019

  • Câu chuyện người thương lái và con Lừa: Bạn có đầu tư chứng khoán như

    Câu chuyện người thương lái và con Lừa: Bạn có đầu tư chứng khoán như "con Lừa"?

    06:13, 02/05/2017

Ông cũng là 1 trong những chuyên gia chứng khoán hiếm hoi khi tham gia vào lĩnh vực chính trị và đóng vai trò tư vấn cho nhiều đời Tổng thống Mỹ. Quan hệ rộng, sức ảnh hưởng chính trị rất lớn của ông, cũng như các mối quan hệ sâu sắc với các Thổng thống Mỹ như Woodrow Wilson, Theodore Roosevelt…, kể cả Thủ tướng Anh Winston Churchil đã mang lại cho ông những lợi thế rất lớn như tầm nhìn vĩ mô, thực trạng kinh tế cũng như các sự kiện tác động đến nền kinh tế để ông có thể đầu tư cổ phiếu thành công hơn.

Bernard Baruch sinh ngày 19 tháng 8 năm 1970 tại Camden, Nam Carolina, Mỹ. Tốt nghiệp đại học New York và bắt đầu học giao dịch cổ phiếu trên phố Wall từ năm 1891 khi bắt đầu học việc tại công ty môi giới A.A. Houseman  & Company.

Bernard Baruch không chỉ nổi tiếng với khả năng phân tích xu hướng thị trường, kiên nhẫn nắm giữ vị thế các cổ phiếu mà ông đánh giá cao, mà còn là người chịu khó đọc rất nhiều sách về nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông luôn tin rằng, kiến thức mà ông tích lũy qua trải nghiệm thực tế cũng như qua sách báo sẽ giúp ông có được tư duy phân tích, nắm bắt được xu hướng thị trường một cách độc lập và đưa ra các quyết định đầu tư một cách quyết đoán, nhanh nhạy, ngay cả khi thị trường đi lên hay thị trường đảo chiều đi xuống.

Không nghe tư vấn

Bernard Baruch đã rút ra nhiều bài học cay đắng khi nghe tư vấn từ người khác khi tham gia đầu tư vào Công ty sản xuất Rượu mạnh Mỹ. Giá cổ phiếu của doanh nghiệp này đã giảm mạnh từ 10,25 USD/cp vào ngày 13/6/1899 xuống còn 6,25 USD vào ngày 29/6/2899, tức chỉ sau hơn 2 tuần đầu tư. Đây chính là cú sốc kinh hoàng đối với ông và khiến ông mất niềm tin vào chính mình ở thời điểm đó.

Các nhà đầu tư ngày nay cũng thường nghe các lời “mách nước”, tư vấn của các chuyên gia hoặc thậm chí nghe tư vấn của những người không chuyên nghiệp và thường phải trả giá đắt khi mua những cổ phiếu “hot” ngay cả khi các cổ phiếu này đã chạm vùng đỉnh. Việc quyết định mua cổ phiếu của một doanh nghiệp khi nó đã trải qua nhiều đợt tăng giá hoặc được “bơm thổi” về tiềm năng, triển vọng của chính doanh nghiệp đó khiến cho các nhà đầu tư thua lỗ nặng khi giá cổ phiếu điều chỉnh hoặc giảm mạnh. Đây là lý do mà Bernard Baruch khuyên các nhà đầu tư hãy tự mình phân tích kỹ lưỡng triển vọng và tiềm năng doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Chiến lược "kim tự tháp" ngược

Các nhà đầu tư mới vào nghề hoặc đã từng tham gia nhiều năm trên thị trường chứng khoán (TTCK) thường mắc nhiều sai lầm, khiến họ luôn bị thua lỗ hoặc có những kết quả đầu tư tệ hại. Giao dịch theo tin đồn, giao dịch dùng đòn bẩy tài chính quá mức, hay mua bán cổ phiếu không không tuân thủ kỷ luật thị trường là những sai lầm cơ bản mà không ít nhà đầu tư đều mắc phải.

Để có thể thành công trên TTCK, các nhà đầu tư đều phải rút kinh nghiệm qua những thất bại hoặc những sai lầm mắc phải. Nếu giao dịch dựa trên xu hướng hay dựa trên tin đồn thổi quá nhiều mà không phân tích kỹ lưỡng từng cổ phiếu riêng lẻ sẽ khiến các nhà đầu tư gặp những rủi ro không thể kiểm soát. Việc quản lý danh mục, phân bổ cổ phiếu như thế nào cũng rất quan trọng bởi việc dự báo xu hướng thị trường đã khó và việc lựa chọn cổ phiếu gì, giao dịch thời điểm nào và khi nào bán chúng càng khó hơn.

Giai đoạn đầu sự nghiệp, Bernard Baruch cũng mua nhiều cổ phiếu và đầu tư dàn trải ở nhiều cổ phiếu khác nhau, nhưng hiệu quả thấp, thậm chí nhiều lần thua lỗ. Nhưng khi có kinh nghiệm hơn, ông đã biết tập trung vốn của mình vào một số ít cổ phiếu để tăng hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, việc mua dần những cổ phiếu mà ông nhận định sẽ tăng giá hoặc đang có diễn biến tích cực – mua tăng dần theo chiến lược “Kim tự tháp” ngược, điều mà các nhà đầu tư cổ phiếu nổi tiếng cùng thời như Jesse Livermore, Gerald M loeb và W. O neil… đều áp dụng thành công.

Bernard Baruch được mệnh danh là “Phù thủy phố Wall”

Ông Bernard Baruch được mệnh danh là “Phù thủy phố Wall”

Xác định và tuân thủ kỷ luật thị trường

W. Buffet từng có câu châm ngôn nổi tiếng: “Tham lam khi thị trường sợ hãi và hãy sợ hãi khi thị trường tham lam” để phản ánh việc khi thị trường đang trong giai đoạn giảm giá, nhà đầu tư hoảng sợ bán ra cổ phiếu trong bối cảnh vĩ mô không thuận lợi hoặc các sự kiện biến động tiêu cực bất thường thì hãy quan sát và tranh thủ mua vào khi mặt bằng giá ở mức thấp, và khi thị trường đi vào giai đoạn tăng điểm mạnh, nhà đầu tư tham lam hơn thì hãy bán ra cổ phiếu.

Bernard Baruch đã hiểu rõ được  ý nghĩa của từng giai đoạn của thị trường và áp dụng linh hoạt các chiến lược giao dịch thông minh và hợp lý. Ông thường lựa chọn mua vào khi thị trường điều chỉnh một thời gian và ở trạng thái bi quan. Giai đoạn 1910 – 1920 là giai đoạn rất thành công của ông khi ông thực hiện các giao dịch cổ phiếu sinh lời cao khi tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật thị trường.

Cũng giống như 1 số các nhà đầu tư thành công khác, ông có sở thích nghỉ ngơi và đi du lịch sau mỗi giai đoạn giao dịch cổ phiếu căng thẳng với 

mục đích thu giãn, lấy lại sức lực và suy nghĩ về các cơ hội đầu tư mới. Đặc tính của TTCK là biến động theo chu kỳ và theo từng giai đoạn thăng trầm, tức là  có lên và xuống, việc giải ngân tích cực ở những giai đoạn thị trường thuận lợi và tạm dừng giao dịch khi thị trường đi vào suy thoái hoặc giảm giá dài hạn. Nếu nhận thức được điều này, nhà đầu tư có thể bảo toàn được vốn, giữ được tiền dành cho các cơ hội đầu tư mới khi thị trường bắt đầu xu hướng tăng điểm trở lại.

Tránh bẫy cảm xúc- giao dịch bốc đồng

Bernard Baruch luôn cho rằng sự nghiệp đầu tư kinh doanh cổ phiếu của mình trên phố Wall là 1 quá trình học tâp lâu dài. Ông coi thị trường là nơi mọi nhà đầu tư cố gắng phán đoán diễn biến của thị trường và quá trình phán đoán này có thể bị cảm xúc chi phối. Nguyên tắc kinh doanh dựa trên sự kiện thực tế khiến giới đầu tư thường gọi ông là “Ngài thực tế” – Mr Facts. Ông thường áp dụng chiến lược phân tích cổ phiếu chặt chẽ, thận trọng, tránh giao dịch theo cảm xúc. Bởi vì, giao dịch theo cảm xúc thường dẫn nhà đầu tư đến những  thua lỗ nặng nề. Do vậy, Bernard Baruch đã khuyên các nhà đầu tư hãy phân tích kỹ lưỡng các cơ hội trước khi giải ngân, tránh bị ảnh hưởng bởi sự biến động thất thường của thị trường trong ngắn hạn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bernard Baruch: “Phù thủy” phố Wall
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO