Beton 6 trong "vòng xoáy" nợ nần

NGUYỄN VIỆT 05/10/2020 11:00

Ngân hàng VietinBank Chi nhánh 1 TP.HCM vừa có thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá công khai khoản nợ của CTCP phần Beton 6 (BT6) để xử lý thu hồi nợ vay.

Cụ thể, khoản nợ bán là các nợ được bên bán nợ cấp tín dụng cho bên nợ theo các điều khoản và điều kiện của HĐTD bao gồm các quyền của chủ nợ đối với bên nợ, quyền xử lý tài sản đảm bảo và các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

VietinBank bán khoản nợ của Beton 6 với giá khởi điểm là 52 tỷ, chưa bao gồm thuế, phí, lệ phí... Thời gian bán là tháng 10/2020, bán nợ không truy đòi.

VietinBank bán khoản nợ của Beton 6 với giá khởi điểm là 52 tỷ, chưa bao gồm thuế, phí, lệ phí... Thời gian bán là tháng 10/2020, bán nợ không truy đòi.

Tổng giá trị khoản nợ tạm tính đến 31/7/2020 là 257 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 188 tỷ đồng, tiền lãi trong hạn là 47,6 tỷ, lãi quá hạn 21 tỷ đồng. VietinBank bán khoản nợ trên với giá khởi điểm là 52 tỷ, chưa bao gồm thuế, phí, lệ phí... Thời gian bán là tháng 10/2020, bán nợ không truy đòi.

Trong Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 vừa qua của Beton 6, Công ty này đã nêu ra loạt khó khăn đang gặp phải như số lượng đơn hàng xây dựng giảm, thiếu hụt vốn trầm trọng, một số dự án lớn mà Beton 6 đã ký trước đó bị trì hoãn hoặc có khả năng bị hủy bỏ…

Đáng chú ý nhất trong số đó, Beton 6 cho hay ban lãnh đạo của Công ty đã có quyết định nộp đơn yêu cầu phá sản đến Tòa Án và hiện Tòa đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty vào tháng 12/2019.

Năm 2019, Beton 6 lỗ ròng 82 tỷ đồng nhưng chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 do đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán.

Hiện nợ phải trả của Beton 6 tại thời điểm cuối năm 2019 tới 913 tỷ đồng, đã vượt hơn 2% so với tổng tài sản của Công ty. Công ty thừa nhận đang chịu áp lực rất lớn đến từ các chủ nợ cả nhỏ lẫn lớn. Hiện, toàn bộ tài sản trong Công ty đều bị ngân hàng niêm phong để siết nợ. 

Theo BCTC mới nhất của Beton 6, các khoản vay vợ của Công ty đang đến từ các ngân hàng là VietinBank (189 tỷ đồng), Vietcombank (65 tỷ đồng), Eximbank (65 tỷ đồng), NCB (30 tỷ đồng). Đây đều là các khoản vay ngắn hạn và được đảm bảo bằng các khoản phải thu khách hàng cũng như quyền đòi nợ từ các hợp đồng thi công và các tài sản máy móc.

Đối với vay dài hạn, Beton 6 đang nợ hơn 2 tỷ đồng từ Công ty TNHH Cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam và 326 triệu đồng từ Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu…

Beton 6, Công ty này đã nêu ra loạt khó khăn đang gặp phải như số lượng đơn hàng xây dựng giảm, thiếu hụt vốn trầm trọng, một số dự án lớn mà Beton 6 đã ký trước đó bị trì hoãn hoặc có khả năng bị hủy bỏ…

Beton 6 gặp khó khăn do số lượng đơn hàng xây dựng giảm, thiếu hụt vốn trầm trọng, một số dự án lớn mà Beton 6 đã ký trước đó bị trì hoãn hoặc có khả năng bị hủy bỏ…

Việc Beton 6 đệ đơn xin phá sản ít nhiều đã được nhà đầu tư tiên đoán. Bởi cổ phiếu BT6 của Beton 6 từ lâu đã bị hạn chế giao dịch, không được giao dịch ký quỹ từ cuối tháng 6.2016 và giá cổ phiếu chỉ còn khoảng 1.000 đồng/cổ phiếu, thuộc hàng thấp nhất trên thị trường hiện nay.

Trước đó, trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018, kiểm toán từng đặt nghi ngờ về khả năng hoạt động của Beton 6 khi công ty này lỗ lũy kế 342,5 tỉ đồng và có nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn 312 tỉ đồng.

Sang năm 2019, lãnh đạo Beton 6 dự tính sẽ kêu gọi nhà đầu tư tham gia tái cấu trúc Công ty, chỉ giữ lại các mảng kinh doanh có lợi nhuận cũng như tìm kiếm, phát triển các sản phẩm mới (như nhà lắp ghép)...

Tuy nhiên, với những khoản nợ tồn đọng nhiều năm và kinh doanh tiếp tục thua lỗ, phương án của Beton 6 đã không được hưởng ứng. Cuối năm ngoái, Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã ra thông báo rao bán khoản nợ của Beton 6.

Thực tế, Beton 6 đã bắt đầu kinh doanh sa sút từ năm 2010. Càng về sau, tình hình càng trầm trọng, khi doanh thu giảm còn một nửa và chính thức báo lỗ từ năm 2017. Từ đó đến nay, mức lỗ ngày càng gia tăng và kết quả là Công ty phải đệ đơn xin phá sản.

Theo giải trình của Ban lãnh đạo Beton 6, do ngành xây dựng đi xuống nên các dự án của Công ty bị trì hoãn hoặc hủy bỏ, nhiều đơn hàng bị giảm. Các ngân hàng cũng đồng loạt giảm hạn mức tín dụng. Vì thế, Beton 6 không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ thanh toán cho các chủ nợ, nhà cung cấp và đối tác.

Có thể bạn quan tâm

  • “Đại gia bê tông” Beton 6:

    “Đại gia bê tông” Beton 6: "Sai một ly đi một dặm"

    05:15, 15/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Beton 6 trong "vòng xoáy" nợ nần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO