Bí quyết thành công của ông trùm những thương hiệu thời trang

Theo Helino 04/05/2018 07:18

Ngoài các thương hiệu xa xỉ và nổi tiếng như Louis Vuitton, Fendi hay Dior,... hiện đang sở hữu Marc Jacobs, Fendi, Céline..., tổng cộng khoảng 70 nhãn hiệu thời trang xa xỉ đẳng cấp thế giới.

Bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi trong đầu rằng, ông chủ của Zara - một nhãn hàng bình dân nhưng có phân khúc khách hàng rộng khắp thế giới, nếu đem so sánh với người sở hữu Dior, thương hiệu xa xỉ nhưng kén người mua hơn thì ai sẽ giàu hơn? Câu trả lời thực ra lại khá thú vị, khi mà vào năm 2017, Amancio Ortega - chủ sở hữu của Zara là người đàn ông giàu nhất châu Âu, đồng thời xếp thứ 4 trên thế giới về tổng khối tài sản thì năm 2018, ngôi vị đó dã phải nhường lại cho doanh nhân 69 tuổi người Pháp Bernard Arnault - với khối tài sản 72 tỷ USD. Điều đáng nói là, top 10 người giàu nhất thế giới vào năm 2017 thậm chí còn không có cái tên Bernard Arnault.

Bernard Arnault, người nắm trong tay khối tài sản khổng lồ 72 tỷ USD.

Bernard Arnault, người nắm trong tay khối tài sản khổng lồ 72 tỷ USD.

Ông Bernard Arnault là người đứng đầu của tập đoàn LVMH, nắm trong tay 70 thương hiệu thời trang cao cấp và đắt giá nhất thế giới. Do doanh thu tăng đột biến trong năm 2017, kéo dài cho tới tận quý 1 năm 2018 với chỉ số tăng trưởng 10%, người đàn ông này đã trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới.

Những thương hiệu nổi tiếng nhất nằm trong tay LVMH, hay Bernard, là Louis Vuitton, Céline, Givenchy hay Marc Jacob. Thương vụ đình đám của LVMH vào tháng 4 năm 2017 là vụ mua lại nhãn hàng Christian Dior, khiến cổ phiếu của công ty này tăng thêm 30% giá trị, đồng thời khiến khối tài sản của Bernard tăng thêm 30,5 tỷ USD (trong khi ông chỉ cỏ ra 11,5 tỷ USD để mua lại Dior).

Chiến lược thành công của Bernard Arnault: Có một tầm nhìn dài hạn

Bước ngoặt của Bernard Arnault đến vào năm 1984, khi ông bắt đầu tiến thân vào làng thời trang. Ông mua lại công ty dệt may Boussa, bắt đầu bành trướng vào ngành kinh doanh vải vóc và cái đẹp. Tiếp theo đó, vào năm 1993, công ty này mua lại thương hiệu đồ da nổi tiếng Berluti và nhãn hàng nổi tiếng Kenzo; và sau đó liên tiếp là Sephora, Givenchy, Emilio Pucci và một loạt các cái tên đình đám khác trong ngành chế tác trang sức, kim hoàn như Bvlgari, De Beers và TAG Heur.

LVMH, một trong những tập đoàn danh giá nhất thế giới, nắm trong tay chuỗi thương hiệu thời trang cao cấp đình đám thế giới.

LVMH, một trong những tập đoàn danh giá nhất thế giới, nắm trong tay chuỗi thương hiệu thời trang cao cấp đình đám thế giới.

Mỗi bước đi của Bernard Arnault đều dấn sâu hơn vào làng thời trang thế giới. Ông luôn vững tin vào tôn chỉ của mình khi chuyên tâm phát triển ngành công nghiệp thời trang thế giới. Có nhiều thời điểm, ngành thời trang thế giới rơi vào khủng hoảng dài hạn, đặc biệt là trong giai đoạn 2013 - 2015, khi mà nhiều thương hiệu thời trang bị rơi vào thế khó giữa bài toàn doanh số lẫn phong cách riêng của nhà mốt. Tuy nhiên đường lối của Bernard đã không thay đổi kể từ năm 1989, khi ông trở thành ông chủ của LVMH.

Việc mua lại Berluti và Kenzo đã đánh dấu bước tiến vào làng thời trang thế giới của Kenzo.

Việc mua lại Berluti và Kenzo đã đánh dấu bước tiến vào làng thời trang thế giới của Kenzo.

Quyết định chuyển đổi kinh doanh sang mặt hàng thời trang xa xỉ là một sự mạo hiểm vào thời điểm năm 1989, khi mà lãnh vực mà ông nhảy vào vừa xa lạ, lại lớn hơn quy mô lại lớn hơn rất nhiều so với những gì gia đình Bernard xây dựng được trong thời điểm đó. Nhưng con mắt nhìn dài hạ của Bernard đã chứng minh rằng ông đã thành công với khối tài sản lên tới 72 tỷ USD ở thời điểm hiện tại. Một câu trả lời phỏng vấn của Bernard từng giải thích rõ con đường mà ông chọn khi nói về Louis Vuitton: "Tôi không quan tâm tới việc nó sẽ ra sao trong 6 tháng tới. Tôi kỳ vọng rằng nó sẽ giữ được vị thế của mình trong vòng 10 năm tới."

Bí quyết thành công của Bernard: Gia đình là số một!
Bernard Arnault cho biết ông là người được sinh ra để làm kinh doanh. "Trong suốt cả cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ nghĩ bản thân sẽ làm thứ gì khác cả." - Bernard đã từng nói như vậy. Bản thân ông cũng đã tiếp quản công việc kinh doanh mà người cha để lại từ năm 25 tuổi, đồng thời những gì mà cha của ông để lại đã trở thành một phần vững chắc cho đế chế LVMH ở thời điểm hiện tại.

Là một doanh nhân tham công tiếc việc, nhưng Bernard vẫn giữ được mối quan hệ rất tốt với các con.

Là một doanh nhân tham công tiếc việc, nhưng Bernard vẫn giữ được mối quan hệ rất tốt với các con.

Ngoài ra mối quan hệ giữa Bernard và các con cũng rất tốt đẹp. Marie Josee Kravis, một thành viên trong hội đồng quản trị LVMH từng nói rằng ông thực sự rất ấn tượng về sự thân thiết và gắn kết giữa Bernard và con cái.

"Gia đình rất có ý nghĩa với ông ấy. Bernard luôn dành thời trang cho con cái, điều mà rất nhiều người thường đã bỏ qua". Có lẽ cũng do đó mà Antoine Arnault, con trai tỷ phú người Pháp cũng rất thông cảm cho thói tham công tiếc việc của bố. Ông kể về bố mình như một nhân vật thường đến văn phòng rất sớm vào mỗi buổi sáng và luôn ra về muộn nhất. Để nói về ông bố của mình, Antoine luôn dùng những lời tán dương có cánh.

"Với tôi, điều đáng nể nhất của bố là có thể tiếp cận được với những người tài giỏi và đưa họ vào bộ máy của mình. Vấn đề không nằm ở việc tạo lợi nhuận, tăng doanh thu haymở rộng quy mô; đó là điều tất yếu. Điều giỏi nhất ở bố tôi, đó là thu hút được những người giỏi nhất làm cho mình." - Antoine Arnault tự hào nói về ông Bernard, bố của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bí quyết thành công của ông trùm những thương hiệu thời trang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO