Khải Vy - Tập đoàn bị BIDV siết nợ có tài sản gì?

Diendandoanhnghiep.vn Tòa nhà Crystal Palace hiện là khách sạn -trung tâm hội nghị sang trọng của Tập đoàn Khải Vy, là một trong những tài sản giá trị nhất mà ngân hàng BIDV đang rao bán để thu hồi nợ.

Theo rao bán của BIDV, giá khởi điểm của khoản nợ là toàn bộ dư nợ gốc, lãi vay và lãi phạt của khách hàng tại ngân hàng BIDV tạm tính đến cuối năm 2020 là hơn 1.015 tỷ đồng. Số tài sản bảo đảm cho khoản nợ này bao gồm Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace tại đường Nguyễn Lương Bằng (Q.7, TP.HCM); 541ha rừng trồng tại xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông; Công trình xây dựng trên đất và máy móc thiết bị sản xuất gỗ tại TP.Quy Nhơn (Bình Định); Cổ phiếu Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang; Quyền đòi nợ/khoản phải thu của Công ty CP Tập đoàn Khải Vy tại Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang cùng các máy móc thiết bị chế biến gỗ của Tập đoàn Khải Vy.

Ngân hành BIDV tiếp tục rao bản khách sạn, Trung tâm tiệc cưới Crystal Palace tại quận 7, TP.HCM để thu hồi nợ.

Ngân hành BIDV tiếp tục rao bản khách sạn -trung tâm tiệc cưới Crystal Palace tại quận 7, TP.HCM để thu hồi nợ.

Khách sạn, Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace này chính thức được khai trương vào tháng 10/2015, là một trong những tổ hợp khách sạn và thương mại sang trọng bậc nhất Phú Mỹ Hưng nằm trên con đường Nguyễn Lương Bằng. Crystal Palace có tổng diện tích 11.550 m2 do Công ty CP Tập đoàn Khải Vy làm chủ đầu tư gồm 9 tầng được thiết kế theo kiến trúc độc đáo mang phong cách châu Âu tráng lệ gồm 80 phòng nghỉ cao cấp tiêu chuẩn 4 sao.

Tập đoàn Khải Vy được thành lập vào năm 2000, với số vốn điều lệ ban đầu 80 tỷ đồng, 3 cá nhân cổ đông sáng lập công ty là ông Đoàn Văn Trang cùng vợ là bà Mai Thị Mai và ông Nguyễn Quốc Bảo (sinh năm 1960), trong đó ông Trang nắm phần lớn cổ phần, với 98,5% vốn điều lệ công ty.

Khải Vy ban đầu là một doanh nghiệp sản xuất gỗ. Đến giai đoạn năm 2006 - 2007 khi thị trường bất động sản (BĐS) sôi động, Khải Vy bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực địa ốc bằng việc thành lập Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang, chủ dự án khu nghỉ dưỡng Hòn Tằm có quy mô 114ha ở Nha Trang và được đầu tư 42 triệu USD, với 49 bungalow và 15 căn villa. Khai Vy cũng đầu tư mạnh vào việc trồng rừng ở Đắk Nông với quy mô trên 3.000 ha.

Với tham vọng trở thành "ông lớn" trong ngành BĐS, Tập đoàn Khải Vy tiếp tục lấn sâu vào các dự án BĐS quy mô lớn. Năm 2017, tập đoàn này được chấp thuận đầu tư dự án Khu dân cư và thương mại hỗn hợp Khải Vy (tại phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 8.231 tỷ đồng, phát triển trên diện tích 77.354,8 m2, chia làm 2 khu thấp tầng với 120 nền biệt thự, nhà liền kề và 8 khối căn hộ cao tầng.

Tháng 8/2018 Tập đoàn Khải Vy còn mua lại khách sạn Sài Gòn Mới và đổi tên thành Merperle Dalat Hotel. Sau khi mua lại, Khải Vy tiến hành xây dựng khách sạn 4 - 5 sao với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng. Quy mô diện tích đất thực hiện dự án lên đến hơn 11.758m2. Đang trong quá trình xây dựng thì Khải Vy bị chính quyền địa phương xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng do xây dựng không phép.

Đầu tư mạnh vào BĐS, vốn điều lệ cũng như nhân sự cấp cao của Khải Vy cũng có sự biến động. Từ năm 2018 đến nay vốn điều lệ tập đoàn này là trên 713 tỷ đồng giảm còn hơn 358 tỷ đồng. Ông Trang cũng thoái lui khỏi nhiều doanh nghiệp trong "hệ sinh thái" của Khải Vy. Người thay thế ông Trang giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của Tập đoàn Khải Vy là ông Nguyễn Quốc Bảo (sinh năm 1960).

Trở lại với việc đấu giá khách sạn, Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace của BIDV trong thời điểm hiện nay được giới chuyên gia đánh giá là khó thành công. Mặc dù đây là khối tài sản nằm trong khu “đất vàng” thuộc khu phố nhà giàu Phú Mỹ Hưng, nhưng cũng không hề dễ bán. Bởi trong giai đoạn dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại TP.HCM, các khách sạn hạng sang, các Trung tâm hội nghị tiệc cưới đang gặp rất nhiều khó khăn do phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19 theo yêu cầu của chính quyền Thành phố.

Hơn nữa đây cũng không phải lần đầu tiên BIDV đưa khối tài sản này ra đấu giá. Trong quá khứ, ngân hàng này cũng đã hai lần rao bán tòa nhà này và đều không thành công. Cụ thể, trong năm 2019, BIDV từng rao bán đấu giá trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace với giá 535 tỷ đồng, nhưng không thành công. Đến cuối năm 2020, sau nhiều lần hạ giá rồi đấu giá lại, giá bán trung tâm hội nghị này đã giảm xuống còn 356 tỷ đồng nhưng vẫn không có nhà đầu tư quan tâm.

Ngoài ra, BIDV cũng đang rao bán rất nhiều các khoản nợ của các công ty khác, trong đó có nhiều khoản và tài sản đi kèm đang được rao bán nhiều lần như:

Hai khoản nợ theo hai hợp đồng tín dụng gồm gốc + lãi của Công ty  Bách Giang hơn 480 tỷ đồng, tài sản đảm bảo khoản nợ là tài sản hình thành từ vốn vay là toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản đầu tư trên đất bao gồm toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất: cả giá trị đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng và các chi phí đầu tư khác tại Khu đất I, II, III và IV thuộc về Công ty, thuộc Dự án KDC khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9; Toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất: cả giá trị đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng và các chi phí đầu tư khác tại khu đất I5 và I7 thuộc Công ty Bách Giang; Toàn bộ quyền lợi của Công ty Cao Nguyên hình thành từ vốn vay và vốn tự có trong việc liên doanh đầu tư – kinh doanh dự án Đầu tư khu hạ tầng kỹ thuật nội bộ khu nhà ở I5 và I7 KDC Khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9. Đây là tài sản thuộc khu vực địa ốc rất nóng thời gian qua do hiệu ứng TP Thủ Đức, nhưng cũng là nơi đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp "ngộp nợ" khi sử dụng đòn bẩy từ vốn vay ngân hàng. Theo đó, đây cũng là khoản nợ đã được BIDV rao bán lần 5.

Còn ở khu vực quận 7, cùng địa bàn trung tâm hội nghị của Khải Vy đang bị BIDV siết nợ, dự án The EraTown vốn không được chú ý nhiều, đã lại "nổi bần bận" mấy năm gần đây do trở thành tài sản mà BIDV siết nợ chủ đầu tư Đức Khải.The EraTown đã bị BIDV rao bán nhiều lần nhưng cũng không rao bán được và gần nhất, Đức Khải có vẻ đã kiệt dòng tiền nên đứng tên trong danh sách bị bêu nợ thuế của Cục Thuế TP HCM. Khả năng thu hồi nợ của BIDV theo đó, chỉ có thể dựa vào việc bán các tài sản bảo đảm cho khoản nợ. Do đó, đã và đang có rất nhiều "đất vàng bị ế" xuất hiện trên danh mục "Phát mãi tài sản" của BIDV.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khải Vy - Tập đoàn bị BIDV siết nợ có tài sản gì? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714258399 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714258399 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10