Biến chủng Delta đã xuất hiện tại 58/63 tỉnh thành

LAM SONG 15/07/2021 11:10

Tình hình dịch bệnh trong nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đợt dịch này với biến chủng Delta có khả năng lây lan rất nhanh, đã được ghi nhận tại 58/63 tỉnh, thành phố.

Thông tin này vừa được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra tại Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 sáng 15/7.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình dịch bệnh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình dịch bệnh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 34.582 ca, trong đó có 33.909 ca trong nước (98%), 7.547 người đã khỏi bệnh (22%), 100 ca tử vong. Có 11 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát.

Trong tuần, cả nước ghi nhận thêm 8.187 ca mắc mới tại 34 tỉnh, thành phố. Các tỉnh có số mắc tăng cao so với tuần trước: TP. Hồ Chí Minh (tăng 6.338 ca), Bình Dương (458), Tiền Giang (280), Đồng Nai (222), Đồng Tháp (161), Long An (129), Khánh Hòa (117), Vĩnh Long (114).

Nhận định tình hình, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết dịch bệnh trên thế giới đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực; đã xuất hiện các biến chủng mới được cảnh báo nguy hiểm hơn; nguy cơ bùng phát dịch là hiện hữu, kể cả tại các quốc gia đã đạt được độ bao phủ tiêm chủng cao. Trong nước, dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đợt dịch này với biến chủng Delta có khả năng lây lan rất nhanh, đã được ghi nhận tại 58/63 tỉnh, thành phố.

TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Nam đang có diễn biến phức tạp với số ca mắc liên tục gia tăng. Do dịch bệnh đã lây lan rộng trên địa bàn, nhiều ổ dịch xảy ra tại các khu chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư đông người nên trong vài ngày tới, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao, trước khi ổn định và từng bước kiểm soát tình hình khi hết thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

Các tỉnh, thành phố khác tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh và các địa phương thuộc khu vực phía Nam (Bình Dương, Long An, Đồng Nai…) cũng tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới.

Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung, miền Bắc (từ tỉnh Phú Yên trở ra) số ca mắc mới trong tuần hầu hết giảm so với tuần trước đó. Tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh bùng phát là hiện hữu do người trở về địa phương có lịch sử đi lại, trở về từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, cần thực hiện nghiêm các biện pháp giám sát, theo dõi và khai báo y tế. 

Nhằm giảm tình trạng quá tải cho các cơ sở y tế đang điều trị người bệnh Covid-19 tại một số địa phương có số lượng người bệnh và nhu cầu điều trị tăng cao (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương...), Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về quản lý điều trị ca bệnh (F0). Trong đó, rút ngắn thời gian điều trị tại cơ sở y tế đối với người bệnh không có triệu chứng, ca bệnh phát hiện tại cộng đồng không có triệu chứng lâm sàng, người bệnh đã đủ tiêu chuẩn xuất viện.

Có thể bạn quan tâm

  • Nước Anh và thước đo chống dịch COVID-19 ở châu Âu

    06:00, 15/07/2021

  • Trà Vinh khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh COVID-19

    20:30, 14/07/2021

  • Đà Nẵng khẩn trương diệt khuẩn nơi phát hiện ca mắc COVID-19

    14:01, 14/07/2021

  • Australia hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu liều vắc-xin COVID-19 AstraZeneca.

    13:44, 14/07/2021

  • 2 triệu liều vaccine COVID-19 của Moderna được phân bổ ra sao?

    12:30, 14/07/2021

  • Giải pháp cốt lõi để TP.HCM chiến thắng COVID-19

    05:00, 14/07/2021

  • Giảm thời gian nằm viện, cách ly tập trung đối với bệnh nhân COVID-19

    20:19, 13/07/2021

  • Bất chấp COVID-19, thu thuế từ bất động sản tăng mạnh

    14:54, 13/07/2021

  • Quảng Ninh: Khách sạn “kiệt sức” vì COVID-19

    14:21, 13/07/2021

  • COVID-19, tiền phạt "khủng" và câu chuyện ý thức

    11:30, 13/07/2021

  • Giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa trụ vững trong đại dịch COVID-19

    05:00, 13/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Biến chủng Delta đã xuất hiện tại 58/63 tỉnh thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO