Bộ Công Thương kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Công Thương và các Bộ, ngành thống nhất phương án kiến nghị kể từ ngày 1/5 sẽ dừng cơ chế điều hành xuất khẩu theo hạn ngạch.

Theo Bộ Công Thương, đến cuối tháng 4/2020, các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định giãn tiến độ xuất khẩu gạo vào cuối tháng 3 đã có sự thay đổi đáng kể, theo hướng tốt lên. Cụ thể, dịch bệnh cơ bản được khống chế, lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, tâm lý xã hội trở lại bình thường, không còn tình trạng mua gom, tích trữ hàng hóa…

Bộ Công Thương kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo. Ảnh minh họa: TTXVN.

Bộ Công Thương kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo. Ảnh minh họa: TTXVN.

Về nguồn cung thóc gạo, vụ Đông Xuân tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã ổn định và đang thu hoạch thuận lợi. Vụ Đông Xuân tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về cơ bản đã thu hoạch xong và được mùa.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hôm 22/4 cho hay vụ Đông Xuân năm 2020 vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được sản lượng thóc gạo như dự báo. Lượng gạo hàng hóa có thể xuất khẩu là khoảng 3,2 triệu tấn (tính cả lượng gạo "gối đầu" từ năm trước chuyển qua).

Vụ Hè Thu sản lượng ước đạt 11,0 triệu tấn thóc, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 8,7 triệu tấn (đến nay đã xuống giống được 0,75 triệu ha). Dự kiến lượng gạo hàng hóa của vụ Hè Thu có thể xuất khẩu là khoảng 2,3 - 2,4 triệu tấn.

Với tổng lượng gạo có thể xuất khẩu khoảng 3,2 triệu tấn, sau khi trừ đi lượng gạo dự kiến xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2020, lượng gạo còn lại có thể xuất khẩu trong thời gian từ đầu tháng 5 tới giữa tháng 6 (thời điểm vụ Hè Thu thu hoạch rộ) là khoảng 1,3 triệu tấn (chưa tính lượng gạo hàng hóa được bổ sung từ thu hoạch sớm tại một số vùng trong nửa cuối tháng 5, dự kiến khoảng 100 nghìn ha).

Bộ Công Thương cho biết trong vòng 5 năm trở lại đây, chưa khi nào Việt Nam xuất khẩu được 700 nghìn tấn gạo/tháng. Như vậy, kể cả trong trường hợp tháng 5 xuất khẩu được 700 nghìn tấn, Việt Nam vẫn còn tồn ít nhất là 600 nghìn tấn trong nửa đầu tháng 6, trước khi được bổ sung nguồn cung từ vụ Hè Thu thu hoạch rộ.

Đây là điểm khác biệt cơ bản về cung - cầu gạo so với thời điểm cuối tháng 3/2020.

Do vậy, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo quy định tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH kể từ ngày 1/5/2020 – tức bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo.

Thay vào đó, kể từ ngày 1/5/2020, Thủ tướng cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ Công Thương xin Chính phủ tiếp tục thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như: tiếp tục thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không); phòng ngừa, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu gạo qua biên giới.

Bộ Công Thương tiếp tục đôn đốc các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc tuân thủ quy định về mức dự trữ lưu thông tối thiểu (tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó) và cam kết sẽ cung cấp ngay ra thị trường trong nước nếu được Chính phủ yêu cầu; đề nghị 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất ký thỏa thuận với ít nhất là 01 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu .

Trường hợp thương nhân không thực hiện việc duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định, hoặc không thực hiện cam kết theo thỏa thuận đã ký, hoặc khai báo không trung thực, đã được nhắc nhở nhưng không khắc phục, Thủ tướng cho phép Bộ Công Thương thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân đó.

Theo số liệu được Tổng cục Hải quan cập nhật, tính đến 16h chiều ngày 27/4, đã có hơn 223 nghìn tấn gạo nằm trong hạn ngạch 400 nghìn tấn gạo của tháng 4 đã được doanh nghiệp thực xuất.

Chia sẻ với PV. VietNamNet, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Theo quy định của Luật Hải quan, một trong những trường hợp bị hủy tờ khai hải quan là quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra. Điều này có nghĩa, đến ngày 15, doanh nghiệp phải làm thủ tục thông quan xong.

“Hiện nay gạo là mặt hàng phải kiểm tra thực tế. Doanh nghiệp phải xuất trình hàng cho hải quan kiểm tra thực tế. Đến ngày thứ 15 mà doanh nghiệp không có hàng để kiểm tra thực tế thì sẽ bị hủy tờ khai”, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan chia sẻ, “Nhiều trường hợp doanh nghiệp đã đưa hàng ra cảng, làm thủ tục thông quan nhưng họ phải chờ tàu đến nên chưa xuất khẩu được thì theo quy định không thể hủy tờ khai của họ được”.

Do đó, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết thêm: Hôm nay có một loạt tờ khai của doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu gạo bị hủy rồi, số lượng gạo được xuất khẩu trong tháng 4/2020 được hồi lại hạn ngạch là hơn 50 nghìn tấn nữa. Tối nay hải quan sẽ mở lại việc đăng ký tờ khai xuất khẩu đối với lượng gạo này.

Điều này có nghĩa, nhiều doanh nghiệp đăng ký tờ khai thành công vào 0h ngày 12/4 sẽ bị hủy tờ khai do không có hàng thực tế để làm thủ tục thông quan.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714177003 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714177003 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10