Bộ GTVT phản hồi gì khi bị “tố” khuất tất trong thí điểm Grab-Uber?

Lam Song 24/07/2018 07:10

Bị Vinasun “tố” việc thí điểm ứng dụng taxi công nghệ Grab – Uber có nhiều khuất tất, đặc biệt là khâu phê duyệt thẩm định, mới đây, Bộ GTVT đã có văn bản giải trình, làm rõ.

Mới đây, Bộ GTVT đã có văn bản giải trình, làm rõ những kiến nghị về những khuất tất trong việc gia hạn thí điểm QĐ 24 liên quan Grab, Uber và trong sửa đổi chuẩn bị ban hành Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô do Đảng ủy, Hội đồng quản trị Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) gửi đến các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ GTVT và một số cơ quan TW khác.

Trong văn bản, Bộ GTVT khẳng định, Bộ đã nhiều lần trả lời và làm rõ quy trình khi ban hành Quyết định số 24/QD-BGTVT để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1850/TTfg-KTN ngày 19/10/2015.

Trong đó bao gồm các nội dung đã được báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề xuất thí điểm và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thí điểm tại văn bản 1850/TTg-KTN, quá trình trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ (trước khi ban hành Quyết định 24), Bộ GTVT đều lấy ý kiến và tiếp thu giải trình các bên ý kiến tham gia của Bộ, ngành và địa phương lien quan, việc thí điểm ứng dụng hợp đồng vận tải điện tử phù hợp với Luật giao thông đường bộ, Luật giao dịch điện tử, Bộ Luật dân sự.

Có thể bạn quan tâm

  • Hai phương án “quản” xe Grab

    06:55, 11/07/2018

  • Uber và Grab "xung đột" với cơ quan quản lý Singapore

    02:32, 06/07/2018

  • Giới taxi tiếp tục “than” điều kiện kinh doanh bất bình đẳng so với Grab

    05:15, 04/07/2018

  • Grab, Bộ GTVT và câu chuyện pháp lý thời 4.0

    05:35, 01/07/2018

  • Cấm Grab mở rộng địa bàn, Bộ GTVT đang làm đúng?

    15:10, 30/06/2018

  • Grab “phản pháo” vụ đề xuất mở rộng dịch vụ GrabTaxi ra nhiều tỉnh thành

    05:00, 27/06/2018

  • Bộ GTVT không cho phép GrabTaxi mở rộng địa bàn hoạt động tại Việt Nam

    12:01, 22/06/2018

  • Ứng dụng gọi xe Việt khó "thế chân" Uber

    05:15, 23/06/2018

  • Cục thuế TP HCM quyết đòi nợ Uber B.V

    15:20, 22/06/2018

Trong đơn kiến nghị của mình, Vinasun đã cho rằng, Quy định 24 quy định chỉ có các doanh nghiệp vận tải, hợp tác xã vận tải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng mới được tham gia thí điểm. Vì lẽ đó, trong 2 năm, hàng loạt hợp tác xã được dựng lên để hợp thức yêu cầu này.

'Điển hình có HTX Hợp Nhất tại TP.HCM có số lượng xã viên lên đến 12.000, số lượng xe hơn cả công ty taxi lớn nhất thành phố. Các xã viên chỉ phải nộp một khoản phí hằng năm là được cấp phù hiệu xe hợp đồng để chạy Grab, Uber.  HTX không phải quản lý nhân thân, hành trình phục vụ khách hàng, nghĩa vụ thuế, bảo hiểm của lái xe. Các xã viên là lái xe cũng không có quan hệ gì với HTX, không có bất cứ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi gì với HTX. Các xã viên gia nhập vào HTX không được báo cáo với các cơ quan cấp phép HTX, không được tham gia đại hội thành viên, quyết định các vấn đề của HTX như Luật HTX quy định". - Vinasun cho biết trong văn bản kiến nghị.

Trả lời vấn đề này, Bộ GTVT cho rằng việc thành lập và hoạt động của HTX đã được thực hiện theo quy định của Luật HTX năm 2012. Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ GTVT hướng dẫn về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Việc các đơn vị kinh doanh vận tải là HTX khi đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh vận tải thì được phép kinh doanh là phù hợp với quy định của pháp luật.

Vẫn theo Bộ GTVT, theo Luật Giao thông đường bộ và Nghị định, Thông tư hướng dẫn thì đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng sẽ có 3 loại hình đơn vị kinh doanh vận tải được thực hiện gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo việc quản lý và phối hợp quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã hạn chế đối tượng và được các đơn vị, Bộ, ngành khi lấy ý kiến (trước khi Bộ GTVT ban hành Nghị quyết số 24) đều thống nhất.

“Thực tế cho đến nay sau hơn 2 năm thí điểm, việc quy định doanh nghiệp và hợp tác xã mới được thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử là phù hợp trong quản lý vận tải cũng như quản lý thuế.

Ngoài ra, qua thí điểm nhiều hợp tác xã vận tải đã phát hiện phù hợp với việc thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể theo đúng chỉ đạo của Đảng, Nhà  nước trong phát triển KT-XH (bảo đảm các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch)”. – Văn bản giải trình của Bộ GTVT cho biết.

Làm rõ thêm về kiến nghị Vinasun đưa ra, Bộ GTVT khẳng định, trong xu thế đẩy mạnh tiếp cận và làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh thông tin vào quản lý, khai thác vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng…, việc ứng dụng thí điểm đối với xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng là một tất yếu, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Loại hình này thực hiện theo hợp đồng vận tải là sự thoả thuận giữa đơn vị kinh doanh và người thuê vận tải; các đơn vị kinh doanh vận tải được đón trả khách tại các điểm đã được ghi trong hợp đồng. Khi vận chuyển hành khách, lái xe phải mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy. Mục đích của việc thí điểm theo Quyết định số 24, Bộ Giao thông Vận tải nói đó chỉ là sự thay thế hợp đồng bằng giấy theo quy định bằng hợp đồng điện tử.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, loại hình vận chuyển công nghệ này có cả ưu điểm lẫn nhược điểm. Ưu điểm ai cũng có thể nhận thấy đó là việc quản lý được các phương tiện kinh doanh vận tải một cách dễ dàng, đáp ứng được xu thế tất yếu của khoa học, tạo cơ hội cho người dân được lựa chọn dịch vụ chất lượng, giá cả phù hợp, nâng cao tính cạnh tranh…

Tuy nhiên, những tồn tại khó khăn cũng không thể không nhắc đến, Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận đó là sự chấp hành quy định, hướng dẫn của một số đơn vị tham gia thí điểm, cụ thể ở đây là Grab và Uber còn chưa nghiêm; không có phù hiệu hợp đồng; ký hợp đồng với đơn vị cung cấp phần mềm không phù hợp với quy định, không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước…

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng thừa nhận quá trình thí điểm, do tính chất hữu ích của phần mềm, ưa thích của người tiêu dùng, dẫn đến số lượng phương tiện vận tải tăng mạnh.

Theo Bộ này, đây là điều tất yếu song cũng đặt ra khó khăn trong công tác quản lý. Sự cạnh tranh giữa hai loại hình truyền thống và ứng dụng công nghệ cũng chưa thực sự phù hợp nên đã phát sinh nhiều kiến nghị từ Hiệp hội, từ các doanh nghiệp. Cùng với đó, công tác kiểm tra xử lý phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải của Grab – Uber của Thanh tra Sở cũng gặp nhiều khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ GTVT phản hồi gì khi bị “tố” khuất tất trong thí điểm Grab-Uber?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO