Chúng ta đã hỗ trợ thúc đẩy sản xuất test nhanh kháng nguyên, hiện có hai đơn vị sản xuất cái này. Hai đơn vị chuyển giao từ nước ngoài. Chúng tôi đang thúc đẩy để đảm bảo đủ nhu cầu trong nước.
Đúng 8h sáng nay 10/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội bắt đầu tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực y tế.
Mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Longtrả lời về công tác phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua, chiến lược phòng chống dịch, vaccine thời gian tới, việc đảm bảo nguồn cung và quản lý giá xét nghiệm COVID-19, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm.
>>>Bài học của ngành Y tế
Trả lời đại biểu Đặng Hồng Sỹ và Phạm Văn Hòa về quản lý giá xét nghiệm Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, trang thiết bị y tế và sinh phẩm chấn đoán trước đây không thuộc mặt hàng quản lý theo Luật giá.
Giá cả khác nhau do có nhiều hãng, nhiều nước sản xuất và do tính thời điểm. Khi cung ít cầu nhiều thì giá thành cao hơn, như hồi đầu dịch năm 2020, khẩu trang, găng tay, máy thở khan hiếm nên bị đẩy giá lên cao. Sau đó, nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường nên giá hạ.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng từng bước minh bạch hóa việc cung ứng đối với trang thiết bị vật tư sinh phẩm y tế. Tháng 7/2020, Bộ yêu cầu tất cả công ty kinh doanh phải công khai niêm yết giá. Bộ cũng liên tục yêu cầu các doanh nghiệp tăng nguồn cung để hạ giá thành sản phẩm; đồng thời tăng cường cấp phép để tạo cạnh tranh giữa các đơn vị.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh vận động tài trợ từ các nước, đến nay đã nhận được trên 50 triệu test. Riêng TP HCM, ngoài trung ương phân bổ thì được doanh nghiệp hỗ trợ 14,4 triệu test. "Hiện nay cơ bản sử dụng test được hỗ trợ, các địa phương đấu thầu nhưng không nhiều", ông Long nói.
Để giảm giá thành, Bộ Y tế cũng liên tục có điều chỉnh về chiến lược xét nghiệm, như hướng dẫn test gộp mẫu. Có nơi như Đà Nẵng gộp 20 để giảm giá thành xét nghiệm PCR.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ và địa phương thực hiện thực thanh thực chi, người dân tự nguyện đến xét nghiệm thì chỉ được thu giá đầu vào (giá đấu thầu). Một số đơn vị do quá bận công tác phòng chống dịch nên đến tận tháng 9 mới thực hiện dẫn đến giá thành khác nhau.
Ngay từ hồi tháng 5, ở Bắc Giang, Bộ Y tế đã nhắc các cơ sở y tế không thu tiền với người bệnh, ai có BHYT thì được bảo hiểm thanh toán, còn lại do ngân sách chi trả. Thủ tướng cũng nhắc nhở các địa phương đảm bảo không có lợi ích nhóm, tiêu cực, lãng phí. Nội dung này đã được đưa vào chương trình thanh tra năm 2022.
Theo ông Long, hiện nay Bộ Y tế đang thúc đẩy sản xuất trong nước, nên năng lực sản xuất và khả năng cung ứng kit xét nghiệm cơ bản đáp ứng được nhu cầu. "Chúng tôi cũng thúc đẩy nghiên cứu sản xuất phương pháp chẩn đoán mới như qua hơi thở, nước bọt để giảm giá thành", ông nói, cho biết ngày 8/11, Chính phủ ban hành nghị định 89 về quản lý trang thiết bị y tế, trong đó các điểm mới là minh bạch toàn bộ quá trình quản lý, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; đưa mặt hàng này vào quản lý giá; trình Thường vụ Quốc hội đưa vào mặt hàng bình ổn giá trường hợp cần thiết.
Bộ Y tế cũng ban hành Thông tư 16 về giá xét nghiệm, tính giá tối đa của test nhanh là 106.000 đồng. Nếu đơn vị đấu thầu giá thấp hơn thì chỉ được thu giá thấp hơn.
Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) nêu thực tế Việt Nam là một trong 4 nước đầu tiên phân lập được virus, năm 2020 sản xuất được kit test và có nước đặt mua, nhưng vừa qua lại chủ yếu nhập khẩu kit test. Vậy nguyên nhân là gì? Nếu sản xuất được kit test thì đã sử dụng ở đâu, địa phương nào?
Ông cũng cho rằng "giá xét nghiệm sáng nay (10/11) mới có, vậy trách nhiệm quản lý giá cả của Bộ trưởng thế nào?". Hiện nhiều người dân trên 18 tuổi chưa được tiếp cận vaccine, trong khi đó nhiều nơi tiêm mũi 2, thậm chí mũi 3 và tiêm cho trẻ em. Vậy nguyên tắc phân bổ vaccine ra sao?
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam là một trong bốn quốc gia phân lập thành công virus và giải trình tự gen virus. Bộ Y tế đã quan tâm đầu tư sản xuất sinh phẩm (kit xét nghiệm). Từ sớm, Bộ đã hỗ trợ hai doanh nghiệp sản xuất kit PCR, nên hiện nay cơ bản đã đủ.
"Chúng ta đã hỗ trợ thúc đẩy sản xuất test nhanh kháng nguyên, hiện có hai đơn vị sản xuất cái này. Hai đơn vị chuyển giao từ nước ngoài. Chúng tôi đang thúc đẩy để đảm bảo đủ nhu cầu trong nước. Ngoài ra có hai đơn vị sản xuất được kit kháng thể. Phương châm là làm sao chúng ta sẽ chủ động được kit xét nghiệm", ông Long nói.
Về nguyên tắc phân bổ vaccine, dựa trên Nghị quyết 21 của Chính phủ, ưu tiên địa bàn trọng điểm và nhóm dân số. Đó là các tỉnh thành có nguy cơ rất cao, đầu mối giao thông, mật độ giao thông nhiều... Thời gian qua, Bộ y tế phối hợp chặt chẽ với các địa phương phân bổ vaccine.
Về nhóm ưu tiên, trong tháng 10 các nơi phải phủ được người trên 65 tuổi, từ tháng 11 phủ cho người trên 50 tuổi, đây là hai nhóm rủi ro nhất.
Hai tuần đầu tháng 11, Bộ Y tế triển khai ở một số địa bàn trọng điểm tiêm cho trẻ em 12 - 17 tuổi. Mũi 3 sẽ được tiêm từ cuối tháng 12/2021. Hiện cả nước đang tiêm phủ mũi một, sau đó phủ mũi hai rồi tiêm mũi 3.
Có thể bạn quan tâm
04:52, 09/11/2021
05:00, 08/11/2021
17:23, 08/11/2021
16:25, 04/11/2021