Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Hỗ trợ chậm là có lỗi, trục lợi là có tội với dân

NGUYỄN VIỆT 14/07/2021 15:18

Người dân đang đang mong chờ từng ngày được nhận hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19. Nếu triển khai chậm là có lỗi, trục lợi là có tội với dân.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19, ngày 14/7.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong quý II năm 2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Như vậy so với quý I năm 2021, dịch COVID-19 đã làm tăng thêm 3,7 triệu lao động rơi vào tình trạng bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm lao động ở độ tuổi từ 25-54 với 75% lao động bị ảnh hưởng.

Trong tổng số 12,8 triệu người bị tác động tiêu cực có 557.000 người bị mất việc; 4,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 8,5 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 66,4%.

Đặc biệt là tác động dịch lần này xâm nhập vào “pháo đài” quan trọng trọng nhất của các khu công nghiệp, khu chế xuất với số lượng lao động lớn. Điển hình như khu công nghiệp Bắc Giang có tới 130.000 lao động phải dừng hoạt động. Đến nay sau một tháng phòng dịch mới có 80.000 người trở lại làm việc.

Khó khăn hiện hữu trước mắt khi TP.HCM , Bình Dương, Đồng Tháp… đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp. Trong đó TP.HCM có tới 1,6 triệu lao động trực tiếp đã phải đưa ra quyết định khó là khăn giãn cách xã hội. Tác động của dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp dự báo nguy cơ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm còn tiếp tục tăng…

Dịch bệnh không chỉ có nguy cơ làm đứt chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, mà khiến nguy cơ đứt gãy chuỗi nguồn lao động trở nên hiện hữu.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, toàn ngành lao động đã nỗ lực “vừa chạy, vừa xếp hàng” để thực hiện chủ trương chính sách hỗ trợ người lao động. Đặc biệt rút kinh nghiệm gói 62.000 tỷ, Bộ LĐTB-XH đã phối hợp với các bộ ngành đề xuất Chính phủ thông qua gói 26.000 tỷ để hỗ trợ người lao động. 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng yêu cầu các địa phương khác sớm triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đến tay người lao động và doanh nghiệp. Địa phương nào để xảy ra trục lợi chính sách hoặc chậm triển khai hỗ trợ là có lỗi với dân.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu các địa phương khác sớm triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đến tay người lao động và doanh nghiệp. Địa phương nào để xảy ra trục lợi chính sách hoặc chậm triển khai hỗ trợ là có lỗi với dân.

Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐTB-XH TP.HCM, ngày 8/6 Sở đã trình TP gói an sinh hỗ trợ người lao động và sớm được Hội đồng nhân dân TP thông qua hôm 15/6. Gói hỗ trợ hơn 800 tỷ này sẽ được hỗ trợ đến người lao động, trong đó có cả lao động tự do.

Ông Tấn thông tin thêm, ngoài nguồn ngân sách TP, mặt trận tổ quốc cũng vận động người dân được 87 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo và công nhân, lập các cây ATM gạo và siêu thị cộng đồng để hỗ trợ lao động khó khăn.

Hoan nghênh chủ trương của TP.HCM, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong 3 ngày thực hiện Chỉ thị 16, TP này đã triển khai giải ngân khoảng 100 tỷ đồng, 226.000 lao động tự do sẽ được giải ngân xong việc hỗ trợ trong ngày 14/7. 

Từ 15/7, TP chuyển sang hỗ trợ đối tượng người lao động có hợp đồng lao động. Dự kiến 30/7 việc hỗ trợ theo kế hoạch của TP.HCM sẽ hoàn thành.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng yêu cầu các địa phương khác sớm triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đến tay người lao động và doanh nghiệp. Địa phương nào để xảy ra trục lợi chính sách hoặc chậm triển khai hỗ trợ là có lỗi với dân.

“Các địa phương khi triển khai hỗ trợ không tạo thêm rào cản chính sách. Việc hỗ trợ lao động tự do cũng không nên thận trọng quá mức cần thiết, phải thực hiện nguyên tắc tạo mọi điều kiện để người dân nhận hỗ trợ và tăng cường công tác hậu kiểm. Hiện nay người dân đang gặp khó khăn, nên các tỉnh cần nhanh chóng mang tiền đến hỗ trợ. Đừng để khi khó khăn qua rồi chúng ta mới đến hỗ trợ, lúc đó không còn ý nghĩa gì nữa", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Vẫn theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang đi đúng hướng khi thực hiện giãn cách, cách ly xã hội. Có thể một vài ngày tới số ca F0 chưa dừng lại, nhưng trong 15 ngày truy vết tình hình sẽ ổn định và hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ hồi phục trở lại.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó do COVID-19

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó do COVID-19

    22:30, 02/07/2021

  • Đà Nẵng lên phương án hỗ trợ người lao động ngành du lịch

    Đà Nẵng lên phương án hỗ trợ người lao động ngành du lịch

    13:42, 18/06/2021

  • Đề xuất dùng ngân sách

    Đề xuất dùng ngân sách "tồn" từ gói 62.000 tỷ hỗ trợ người lao động

    11:01, 28/05/2021

  • Quảng Ninh hỗ trợ người lao động từ tỉnh ngoài về

    Quảng Ninh hỗ trợ người lao động từ tỉnh ngoài về

    17:56, 19/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Hỗ trợ chậm là có lỗi, trục lợi là có tội với dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO