Chi ngân sách cho khoa học - công nghệ thấp, đáng "báo động"

Diendandoanhnghiep.vn Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, số chi cho phát triển Khoa học công nghệ (KHCN) đang giảm dần và chưa đảm bảo phát triển.

>>Cần đưa ra chính sách để “kích nổ” nhân tài ngành khoa học công nghệ

Trong phiên chất vấn chiều ngày 7/6/2023, các đại biểu Quốc hội đã đặt ra nhiều vấn đề chất vấn liên quan đến đầu tư cho phát triển cho khoa học công nghệ nhằm phát triển kinh tế, phát triển đất nước.

Bộ trưởng Bộ Tài chính - Hồ Đức Phớc cung cấp số liệu ngân sách nhà nước chi cho KHCN trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2017, ngân sách nhà nước chi 1.390 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 8.731 tỷ đồng, địa phương là 2.512 tỷ đồng. Theo đó, ngân sách chi cho KHCN năm 2017 chiếm tỷ lệ 1,18% tổng chi ngân sách nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Tài chính - Hồ Đức Phớc cung cấp số liệu ngân sách nhà nước chi cho KHCN trong thời gian qua.

Bộ trưởng Bộ Tài chính - Hồ Đức Phớc trong phiên chất vấn chiều ngày 7/6.

Năm 2023, tỷ lệ chi ngân sách cho KHCN chiếm 1,01% trong tổng chi ngân sách nhà nước. Năm 2023, chi ngân sách là 2.076 tỷ đồng, chi cho KHCN chiếm 0,82% trong tổng chi ngân sách nhà nước. Trong đó, chi cho đầu tư là 0,23% và chi thường xuyên là 5,08%.

Dựa trên những số liệu mà Bộ trưởng Bộ Tài chính cung cấp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng cho rằng, từ năm 2017 đến nay, chi ngân sách dành cho KHCN đã giảm dần trong tất cả các năm thấp nhất 0,82%. Trong khi đó, Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Bộ Chính trị đều quy định phải đảm bảo từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách cho KHCN và ĐMST, tăng dần theo nhu cầu phát triển của KHCN.

Theo ông Dũng đánh giá, đây là con số chi đáng báo động mà nguyên nhân từ các Bộ, Ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đến phát triển khoa học công nghệ, chưa có những đề án đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí để bố trí vốn. "Đến nay, có cả những địa phương không bố trí vốn hoặc rất thấp cho phát triển KHCN", ông Dũng nhấn mạnh. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết số liệu chi đầu tư cho KH&CN hiện nay theo luật đầu tư công hiện không xác định được một cách chính xác kinh phí đầu tư, phát triển tại các địa phương cho KH&CN. Từ thực tế, Bộ thấy rằng cần sửa đổi các quy định để nắm được chính xác các con số này, phục vụ hoạch định chính sách đầu tư, phát triển KH&CN.

Về cơ chế khoán, nhiệm vụ chi cho KHCN, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, theo Nghị định 95, Bộ Tài chính và Bộ KH&CN đã ban hành thông tư liên tịch số 27 ngày 30/12/2025 về cơ chế khoán, nhiệm vụ chi cho KHCN có sử dụng ngân sách.

>>Vì sao thị trường khoa học công nghệ Việt Nam chưa phát triển?

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng.

Theo đó, căn cứ vào hiệu quả và kết quả đầu ra để chi ngân sách. Thông tư 27 giao quyền chủ động cho đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài được điều chỉnh các mục/nội dung chi, định mức và kinh phí. Trong khi đó, kinh phí không giao khoán thực hiện theo đề xuất của tổ chức chủ trì và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ông Phớc cho biết, việc chi ngân sách cho KHCN chuyển từ chi từ chứng từ hóa đơn sang chi bảng kê công việc. Bộ trưởng Bộ Tài chính đánh giá, cơ chế hiện nay rất mở trong quá trình khoán, chi trong KHCN. 

Nói về vấn đề tồn tại, ông Phớc cho rằng, việc giao/khoán đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu hiện nay đang diễn ra phức tạp và kéo dài nên kinh phí giao muộn. Tiếp theo, việc thực hiện không giao khoán mà lại theo hướng hồ sơ chứng từ và thanh thực chi nên gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt nhà khoa học.

Trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ chủ trì, Bộ Tài chính và các Bộ khác sẽ phối hợp để chỉnh sửa Nghị định 95 và thông tư 27 để phù hợp hơn trên cơ sở lấy ý kiến của nhà khoa học, nhà quản lý cũng như nhân dân. Tất cả sẽ căn cứ vào mục tiêu, kết quả đầu ra, hiệu quả công việc của những nghiên cứu KHCN.

Bộ trưởng Phớc đề xuất, đối với các sản phẩm nghiên cứu khoa học, nhà nước nên đặt hàng và thanh toán sản phẩm ấy. Đối với những đơn vị nghiên cứu KHCN ngoài nhà nước, khi có phát minh, sáng tạo cần có cơ chế thưởng, mua lại và chuyển giao, ứng dụng đề tài khoa học.

Quan trọng nhất, trong khoa học công nghệ, muốn "kích nổ" phải có nhân tài mà bài toán nhân tài sẽ phải có được môi trường để nhà khoa học cống hiến, cơ chế chính sách cũng phải phù hợp. Tóm gọn lại, hiện nay phải thu hút được nguồn lực xã hội để đảm bảo sáng kiến, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

Việc chi ngân sách nhà nước cho KHCN hiện nay còn chưa đi đúng chủ trương nên khó thu hút nhân tài, nhà khoa học cống hiến, nghiên cứu. Tuy nhiên, việc chi ngân sách phụ thuộc vào hiệu quả đầu ra sản phẩm nghiên cứu cũng là bước đi mới của Bộ Tài chính và Bộ KH&CN hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chi ngân sách cho khoa học - công nghệ thấp, đáng "báo động" tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711617791 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711617791 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10