Bộ Xây dựng sẽ triển khai 15 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021

LÊ SÁNG 24/05/2021 20:49

Theo kế hoạch, đến hết tháng 10/2021, Bộ Xây dựng sẽ cung cấp 15 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ra Quyết định 596/QĐ-BXD về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 năm 2021 của Bộ Xây dựng.

Theo đó, sẽ có 15 dịch vụ công đủ điều kiện đưa lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021 gồm các thủ tục như: Cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;…

Các thủ tục đáp ứng đủ điều kiện sẽ được dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 từ tháng 6 đến tháng 10/2021 với tiến độ 3 thủ tục một tháng.

Bên cạnh đó, cũng theo quyết định của Bộ Xây dựng sẽ có 6 dịch vụ công không đủ điều kiện đưa lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021 bao gồm: Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Chính phủ giao; Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chất lượng; Thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định;…

Trong thời gian qua, với việc triển khai dịch vụ công trực tuyến, các các thủ tục hành chính liên quan đến xây dựng được đánh giá là đã có những cải tiến theo hướng đơn giản, tinh gọn, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên, do bao gồm nhiều hạng mục thủ tục, liên quan đến nhiều cấp từ Bộ đến UBND cấp tỉnh, thành phố đến cấp cơ sở nên việc tiếp tục cải cách, đơn giản hóa và nâng cấp dịch vụ công các thủ tục hành chính liên quan đến xây dựng vẫn liên tục được đặt ra.

Tại Báo cáo đánh giá nhanh về các thủ tục hành chính liên ngành trong cấp phép xây dựng và các thủ tục hành chính liên quan do Nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành khảo sát khoảng 10.000 doanh nghiệp đã chỉ ra một số phát hiện đáng chú ý liên quan đến các thủ tục hành chính về xây dựng.

Cụ thể, theo báo cáo của Nhóm nghiên cứu của VCCI thì có đến 52,2% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn khi hoàn thiện thủ tục về quy hoạch, xây dựng, quy hoạch đô thị. Công tác kiểm tra, thanh tra về xây dựng còn tạo gánh nặng cho doanh nghiệp khi có 38,2% số doanh nghiệp cho biết chưa hài lòng với hoạt động này của các cơ quan chức năng.

A

Nguồn: Báo cáo của Nhóm Nghiên cứu thuộc VCCI công bố tháng 10/2020

Về lý do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính cấp phép xây dựng, có khoảng 25% doanh nghiệp còn thiếu tiếp cận với những hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp dân doanh, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sử dụng ít lao động, đang hoạt động ở khu vực Đồng bang sông Cửu Long, Đông Nam Bộ hoặc Tây Nguyên, Báo cáo của nhóm VCCI chỉ ra.

Đặc biệt, có hai thủ tục liên quan đến phòng cháy, chữa cháy được doanh nghiệp thường xuyên thực hiện nhất nhưng việc tuân thủ hai thủ tục này của doanh nghiệp còn gặp khá nhiều khó khăn là “thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy” và “kiểm tra, thanh tra về phòng cháy chữa cháy” khi có lần lượt 38,3% và 34% số doanh nghiệp được Nhóm nghiên cứu của VCCI khảo sát cho biết có gặp trở ngại với hai thú tục này.

Nguồn: Báo cáo của Nhóm Nghiên cứu thuộc VCCI công bố tháng 10/2020

Nguồn: Báo cáo của Nhóm Nghiên cứu thuộc VCCI công bố tháng 10/2020

Theo Nhóm nghiên cứu của VCCI, liên quan đến 02 thủ tục này, trước đó Bộ Xây dựng và Bộ Công an đã xây dựng Quy chế phối hợp số 01/QCPH-BCA-BXD ngày 13/02/2018 trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình. Điều 6 cứa Quy chế phối hợp này cũng đề cập đến việc phối hợp trong công tác thẩm định dự án thiết kế xây dựng, thấm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Dù vậy, việc tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa cơ chế phối hợp và nghiên cứu quy trình liên thông thủ tục hành chính về thẩm định thiết kế xây dựng và thấm duyệt phòng cháy chữa cháy là cần thiết do đây là hai thủ tục rất phố biến với doanh nghiệp, việc liên thông được các thủ tục này sẽ giúp giảm đáng kể thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về xây dựng trên thực tế.

Việc phát triển, cung cấp dịch vụ công cấp độ 4 với các thủ tục liên quan đến xây dựng, đặc biệt là phát triển hình thức thanh toán trực tuyến cấp độ 4 để doanh nghiệp có thể thanh toán chi phí thủ tục không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp giúp giảm thiểu chi phí không chính thức, nhóm nghiên cứu của VCCI nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Phối hợp liên Bộ về xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải

    Phối hợp liên Bộ về xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải

    04:00, 24/05/2021

  • Buộc phải vi phạm vì giấy phép xây dựng “câu giờ”

    Buộc phải vi phạm vì giấy phép xây dựng “câu giờ”

    17:00, 20/01/2021

  • Cấp phép xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp trên đất nông nghiệp

    Cấp phép xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp trên đất nông nghiệp

    17:28, 25/03/2021

  • Doanh nghiệp FDI được

    Doanh nghiệp FDI được "ưu ái" thủ tục cấp phép xây dựng

    10:06, 26/11/2020

  • 10 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng từ 2021

    10 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng từ 2021

    05:00, 02/01/2021

  • Miễn giấy phép xây dựng theo Luật Xây dựng (sửa đổi): Vi phạm có tăng?

    Miễn giấy phép xây dựng theo Luật Xây dựng (sửa đổi): Vi phạm có tăng?

    05:30, 19/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ Xây dựng sẽ triển khai 15 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO