Bộ Y tế chuẩn bị gì cho đợt tiêm chủng COVID-19 sắp tới?

LAM SONG 05/03/2021 06:09

Để chuẩn bị cho đợt tiêm chủng COVID-19 sắp tới, ngày 6/3 Bộ Y tế sẽ tổ chức công tác tập huấn tiêm chủng cho toàn bộ hệ thống y tế dự phòng của 63 tỉnh, thành.

117.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 đã về Việt Nam. Ảnh: VGP/Khánh Phương

117.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 đã về Việt Nam vào ngày 24/2. Ảnh: VGP/Khánh Phương

Ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội cho biết, lúc 10h55 ngày 24/2, chuyến bay vận chuyển lô vắc xin COVID-19 đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM.

Như vậy, vắc xin COVID-19 đã có mặt sớm hơn tại Việt Nam trước vài ngày so với dự kiến trước đó của cơ quan chức năng.

Theo kế hoạch, ngày mai (6/3), Bộ Y tế sẽ tổ chức công tác tập huấn tiêm chủng cho toàn bộ hệ thống y tế dự phòng của 63 tỉnh, thành.

Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết, lô vắc xin đầu tiên có 117.600 liều. Vắc xin này đã được Tổ chức Y tế thế giới kiểm định và được sử dụng ở trên 50 nước, có hiệu quả tương đối cao, trên 80%.

"Để có được lô vắc xin đầu tiên này, chúng tôi đánh giá rất cao sự chung tay của Công ty AstraZeneca, hệ thống tiêm chủng, VNVC và các cơ quan hữu quan. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng đưa nhưng lô tiếp theo trong thời gian sớm nhất để có vắc xin phục vụ công tác phòng chống dịch", thứ trưởng Cường nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Chiến lược của chúng ta là vắc xin + 5K

Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tuy có vắc xin về đến sân bay, nhưng tinh thần của ngành y tế phải là thần tốc với những biện pháp mạnh mẽ, kịp thời, quyết liệt hơn để tiêm cho các đối tượng sẽ được quy định rõ hơn tại một nghị quyết của Chính phủ.

Thủ tướng giao VPCP và Bộ Y tế sớm trình dự thảo nghị quyết về vấn đề tiêm vắc xin với những đối tượng được ưu tiên. "Chiến lược của chúng ta là vắc xin + 5K”, Thủ tướng nêu rõ, không vì vắc xin mà chúng ta chủ quan.

Vì không thể ngay một lúc tiêm vắc xin được cho tất cả 100 triệu người nên phải có thứ tự ưu tiên, Thủ tướng cho biết, đầu tiên, cần ưu tiên cho nhân viên y tế, cơ sở điều trị, xét nghiệm, nhân viên lấy mẫu, thứ hai là lực lượng biên phòng, công an tại khu cách ly, thứ ba là lực lượng truy vết, khoanh vùng, dập dịch tại vùng có dịch, lực lượng phòng chống dịch tự nguyện và các đối tượng khác theo nghị quyết của Chính phủ trên nguyên tắc quan trọng là đối tượng có nguy cơ cao thì tiêm trước, nguy cơ thấp thì tiêm sau, vùng có dịch tiêm trước, vùng không có dịch thì tiêm sau.

“Tinh thần là bao phủ vắc xin cho người dân Việt Nam nhưng do những điều kiện cụ thể, không thể tiêm ngay được nên có thứ tự ưu tiên như vậy”. - Thủ tướng nói.

Trước đó, tại cuộc họp về tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 diễn ra hôm 24/2, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam với hơn 100 triệu liều.

Bộ Y tế đang chuẩn bị khẩn trương các kịch bản, huy động tất cả đơn vị trong và ngoài ngành y tế tham gia vào quá trình tiêm, để đẩy nhanh tiến độ tiêm, đảm bảo độ bao phủ, làm sao sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, giảm tác động của đại dịch COVID-19 đến đời sống.

Đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Y tế đã thảo luận các vấn đề như nguồn cung, thủ tục quy trình phê duyệt, tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, sự cần thiết phải huy động tổng lực ngành Y tế.

Theo đó, tất cả cơ sở y tế công lập sẽ tham gia vào quá trình tiêm chủng, đồng thời huy động lực lượng sinh viên các trường Y để tổ chức tiêm tại các điểm ngoài trạm y tế và các điểm lưu động.

Vấn đề bảo quản vắc xin cũng được bàn bạc, rà soát kỹ. Hệ thống kho lạnh ở các khu vực đủ khả năng bảo quản vaccine, các thiết bị vận chuyển vaccine tới các trạm y tế, các điểm tiêm lưu động cũng đảm bảo.

Thảo luận về đánh giá sau tiêm, các đại biểu nhấn mạnh bất cứ vaccine nào cũng không thể đảm bảo được độ an toàn 100%, nhất là vắc xin phòng COVID-19 mới được phát triển trong thời gian ngắn. Do đó, việc theo dõi đánh giá phản ứng sau tiêm rất quan trọng. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn đánh giá này, nhưng tới đây sẽ phải tiếp tục làm rõ để không gây hoang mang trong người dân với những phản ứng sau tiêm.

Bộ Y tế đã phân công tất cả các đơn vị tập huấn toàn tuyến về tiêm chủng, quy trình tổ chức điểm, buổi tiêm, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm, theo dõi sau tiêm và đánh giá hiệu quả của vắc xin sau tiêm…

Có thể bạn quan tâm

  • Ấn Độ vượt lên Trung Quốc trong cuộc chạy đua vắc xin COVID-19

    05:30, 03/03/2021

  • Thứ trưởng Bộ Y tế: Hải Dương là một trong những tỉnh ưu tiên trước được tiêm vắc xin COVID-19

    21:58, 02/03/2021

  • Tiêm vắc xin COVID-19: Chờ phiếu kiểm định chất lượng của phía Hàn Quốc

    18:13, 02/03/2021

  • Thủ tướng yêu cầu tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân trong tuần này

    14:52, 02/03/2021

  • Có thể ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 chỉ bằng một mũi vắc xin?

    06:30, 02/03/2021

  • Cảnh báo các chủng biến thể virus SARS-C0V-2 kháng vắc xin ngày một gia tăng

    06:35, 01/03/2021

  • Cần 150 triệu liều vắc xin COVID-19 tiêm cho người trên 18 tuổi

    12:43, 26/02/2021

  • Công ty vắc xin hàng đầu trên đường vào top "vương" ROE

    06:30, 26/02/2021

  • Kỳ vọng vào vắc xin COVID-19 của Việt Nam

    05:35, 26/02/2021

  • Nóng dần cuộc đua “hộ chiếu vắc xin” COVID-19

    06:40, 25/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ Y tế chuẩn bị gì cho đợt tiêm chủng COVID-19 sắp tới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO